Chế độ chăm sóc và thực hiện kiêng khem sau nâng ngực là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy quá trình hồi phục vòng 1. Vậy sau nâng ngực ăn mắm tôm được không? Bài viết hôm nay Bệnh viện thẩm mỹ Thu Cúc sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc trên, cùng tìm hiểu ngay!
Nội dung chính
Nâng ngực ăn mắm tôm được không?
Mắm tôm được biết đến món ăn cổ truyền tại Việt Nam được nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc trưng, ngon lạ miệng. Tuy nhiên, mắm tôm được chế biến từ tôm, tép có đặc tính tanh dễ gây kích ứng, ngứa ngáy ảnh hưởng xấu tới vết thương hở.
Chính vì vậy, nhằm tránh ảnh hưởng tới quá trình phục hồi của vòng 1 sau nâng mọi người không nên ăn mắm tôm.
Sau nâng ngực bao lâu được ăn mắm?
Theo đội ngũ bác sĩ chuyên môn tại Bệnh viện thẩm mỹ Thu Cúc chia sẻ: “Sau nâng ngực mọi người nên kiêng ăn mắm tôm khoảng 4-5 tuần, đây là khoảng thời gian vòng 1 gần như đã ổn định, vết thương đang trong quá trình hình thành tế bào da mới. Thời gian này có thể nhanh hoặc chậm hơn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người”.
Tuy nhiên, nhằm tránh gây ra những biến chứng, rủi ro sau nâng ngực mọi người nên hạn chế ăn mắm tôm quá nhiều cho tới khi vết thương hoàn toàn hồi phục.
Những thực phẩm cần tránh sau khi nâng ngực
Dưới đây là những thực phẩm mà mọi người cần tránh sử dụng để hạn chế những biến chứng rủi ro ảnh hưởng xấu tới quá trình hồi phục vòng 1:
- Thịt bò: gây biến đổi màu sắc tố máu, dễ để lại sẹo thâm sau khi phục hồi
- Đồ nếp: bánh chưng, xôi xéo, xôi lạc… có tính nóng cao là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ ảnh hưởng xấu tới quá trình hình thành tế bào da, gây ra những biến chứng khó lường
- Chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,… làm gián đoạn lưu thông máu, căn trở tới tiến trình hồi phục của vết thương
- Hải sản: tôm, cua, sò, hàu,.. là nguyên nhân gây ra tình trạng lạnh bụng, kích ứng, dị ứng dẫn đến sưng, ngứa ngáy và khó chịu làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hồi phục của vòng 1
- Rau muống: là nguyên nhân thúc đẩy sinh collagen quá mức, dễ gây ra sẹo lồi, những biến chứng ảnh hưởng xấu tới quá trình hồi phục vết thương sau nâng ngực
- Gia cầm: thịt gà, thịt vịt,… có tính hàn cao sẽ khiến cho vết thương hồi phục chậm hơn và kết quả không như mong đợi
Cách chăm sóc vòng 1 sau phẫu thuật
Đội ngũ bác sĩ chuyên môn tại Bệnh viện thẩm mỹ Thu Cúc xin chia sẻ tới mọi người cách chăm sóc vòng 1 sau phẫu thuật tốt nhất:
- Không gãi, va chạm vào khu vực mới làm phẫu thuật vì có thể gây chảy máu, tụ máu
- Thay băng trong vòng 24h sau phẫu thuật
- Chườm mát trong vòng 1 – 3 ngày đầu sau phẫu thuật để giúp giảm sưng tấy. Nên bọc đá bằng khăn sạch để tránh đá làm bỏng da
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông máu và tăng khả năng hình thành các tế bào mới
- Tránh để nước tiếp xúc với vùng phẫu thuật
- Không tập thể dục, thể thao và các hoạt động mạnh trong khoảng 3 tháng sau nâng ngực
- Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, chống sẹo… theo đúng chỉ định từ phía bác sĩ
- Lưu ý khi mặc áo lót định hình hỗ trợ, kéo nếp gấp áo lót trùng với băng. Mặc sai cách sẽ không có tác dụng, làm ảnh hưởng đến kết quả vòng 1
- Không nên xông hơi trong vòng 4 tuần đầu sau nâng ngực
- Nếu có bất kỳ biến chứng hay dấu hiệu bất thường cần lưu ý đến ngay bệnh viện thăm khám để đưa ra cách khắc phục tốt nhất
- Vệ sinh vết mổ vòng 1 bằng nước cất, bôi thuốc mỡ 2 lần/ngày (sáng và tối)
- Thực hiện kiêng khem theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây sẹo: rau muống, hải sản, thịt bò…
- Tái khám theo đúng lịch hẹn từ phía bác sĩ
Trên đây là những chia sẻ từ phía bác sĩ tại Bệnh viện thẩm mỹ Thu Cúc, hy vọng với kiến thức hữu ích trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc nâng ngực ăn mắm tôm được không? Cùng với đó là cách chăm sóc tốt nhất giúp vết thương nhanh lành mang đến vòng 1 căng tròn, đẹp tự nhiên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mọi người có thể liên hệ hotline 1900.1920 để được tư vấn cụ thể!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 – Hotline: 0964 080 999