Nâng mũi ăn vú sữa được không?

Bổ sung trái cây vào chế độ ăn theo cách hợp lý sẽ hỗ trợ quá trình liền da và gom form mũi sau nâng nhanh hơn. Vậy nâng mũi ăn vú sữa được không? Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc sẽ đưa ra câu trả lời chi tiết cho thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Nâng mũi ăn vú sữa được không?

Vú sữa là loại trái cây giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nên được nhiều bác sĩ khuyến khích sử dụng sau nâng mũi. Theo đó, ăn vú sữa trong thời gian phục hồi mũi sẽ có tác dụng như:

  • Cung cấp protein, sắt, canxi, magie… hỗ trợ tái sinh mô tế bào giúp vết thương sau phẫu thuật nhanh khép miệng
  • Tăng cường vitamin nhóm B, C có công dụng giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng và hạn chế tình trạng sưng nề
  • Bổ sung lysine và methionine thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và chữa lành vết thương
  • Hợp chất eleagnine có hoạt tính chống viêm, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn mũi co rút sau khi nâng

Quả vú sữa

Lợi ích của việc ăn vú sữa đối với sức khỏe

Theo đội ngũ bác sĩ chuyên môn của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc, vú sữa ngoài tác dụng giúp mũi lành nhanh và hạn chế biến chứng còn mang lại những lợi ích sau:

  • Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch
  • Giảm stress và hỗ trợ điều trị mất ngủ
  • Phòng chống ung thư và bệnh loãng xương
  • Điều hòa lượng đường trong máu và kinh nguyệt
  • Điều trị các bệnh viêm phổi, viêm thanh quản, đau nhức xương khớp…
  • Giúp da trắng sáng, đều màu và ngừa thâm sạm

Lưu ý khi ăn vú sữa sau nâng mũi

Để tận dụng tối đa ích lợi của vú sữa, mọi người đừng quên ghi lại những lưu ý quan trọng sau:

  • Rửa sạch vú sữa bằng nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và dư lượng thuốc trừ sâu
  • Không ăn vú sữa khi quả còn xanh hoặc quá chín
  • Không ăn phần thịt quả sát vỏ có nhiều nhựa sẽ gây chướng bụng, táo bón
  • Bỏ cuống trước khi ăn để tránh ăn nhầm sâu bọ có màu tương tự với thịt quả
  • Hạn chế ăn quá nhiều vú sữa trong thời gian ngắn, tốt nhất chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả và chia thành 2 – 3 lần trong tuần
  • Người đang mang thai, bị táo bón, mắc bệnh tiểu đường hoặc dạ dày nên tránh ăn vú sữa

người đang mang thai

Sau khi nâng mũi nên ăn gì cho mau lành

Trong giai đoạn phục hồi mũi sau nâng, mọi người cần cân nhắc tăng cường các thực phẩm tốt cho quá trình này dưới đây:

  • Bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần giúp tăng cường trao đổi chất và đào thải độc tố bằng nước ép cam, cần tây, dưa chuột, dưa hấu, rau má…
  • Thực phẩm chứa nhiều protein và khoáng chất giúp đẩy nhanh quá trình lành thương như thịt lợn, sữa tươi và chế phẩm từ sữa, hạnh nhân, yến mạch…
  • Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin kích thích tăng sinh collagen và hạn chế sẹo thâm/lồi như củ cải, súp lơ, bí đỏ, cà chua, khoai lang…
  • Thực phẩm giàu omega-3 và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch và kháng viêm như dầu gấc, dầu oliu, bơ, các loại hạt, quả mọng…

Hướng dẫn cách chăm sóc mũi sau phẫu thuật

Việc thực hiện vệ sinh, chăm sóc đúng cách sẽ ngăn cản nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử sau nâng mũi. Cụ thể mọi người cần thực hiện đúng chỉ dẫn sau:

  • Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ
  • Không dùng tay đụng chạm, nắn bóp và luôn giữ vùng mũi khô ráo, sạch sẽ
  • Lau rửa vết thương hàng ngày bằng nước muối sinh lý, lưu ý tránh xối nước rửa mặt hoặc chà xát vết thương trong quá trình vệ sinh
  • Bọc đá trong túi sạch tránh để nước chảy vào vết thương gây đau rát và chườm mát trong 2 ngày đầu để giảm sưng
  • Chuyển sang chườm ấm giúp mũi bớt thâm tím từ 3 – 4 ngày sau đó
  • Uống thuốc đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định
  • Theo dõi quá trình phục hồi của vết thương và tái khám ngay khi mũi có dấu hiệu bất thường

Vệ sinh mũi sau nâng

Đồng thời mọi người cũng nên chú ý xây dựng chế độ vận động, sinh hoạt lành mạnh trong giai đoạn mũi phục hồi như sau:

  • Luôn đeo nẹp cố định dáng mũi và không tự ý tháo ra khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
  • Không bơi lội, đá bóng, nhảy dây hoặc vận động mạnh tác động đến mũi gây di lệch sụn hoặc tuột chỉ thẩm mỹ
  • Khi ngủ cần kê cao gối và nằm thẳng, tránh nằm nghiêng/úp sấp mặt gây đè ép làm biến dạng cấu trúc mũi
  • Khi ra đường cần đội mũ rộng vành và đeo khẩu trang để phòng ngừa vết thương tiếp xúc với tia UV và bụi bẩn từ xe cộ
  • Không đắp mặt nạ, trang điểm, bôi kem dưỡng da… khi dáng mũi chưa ổn định hoàn toàn

Cuối cùng, thực hiện đúng chế độ kiêng khem dưới đây sẽ giúp mọi người sở hữu dáng mũi đẹp như ý và không lo về biến chứng:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung các thực phẩm có lợi cho quá trình chữa lành mũi sau nâng đã nêu ở trên
  • Kiêng ăn các loại thực phẩm kích ứng và dễ tạo sẹo như thịt bò, trứng, thịt gia cầm, hải sản, xôi nếp…
  • Hạn chế ăn những thực phẩm nhanh, nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng như tiêu, gừng, tỏi, ớt… dễ khiến vết thương nhiễm trùng và mưng mủ
  • Không uống bia rượu, cà phê, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích khác gây cản trở quá trình lưu thông máu khiến vết thương lâu lành

Như vậy, thông qua bài viết trên đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc mọi người đã có câu trả lời cho thắc mắc nâng mũi ăn vú sữa được không? Mọi câu hỏi khác về dịch vụ chỉnh hình mũi vui lòng gọi số hotline 1900.1920 để được giải đáp cụ thể.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 – Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *