Nâng mũi là gì? Các phương pháp nâng mũi và biến chứng

Nâng mũi là một trong những dịch vụ nổi bật nhất trong thẩm mỹ, được rất nhiều người ưa chuộng. Và để sở hữu được một chiếc mũi đẹp, bền lâu một cách an toàn thì mọi người nên nắm rõ về các phương pháp nâng mũi, dựa trên chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc.

Nâng mũi là gì?

Nâng mũi là giải pháp thẩm mỹ làm thay đổi hình dáng, kích thước, độ dốc của mũi để đem lại chiếc mũi cao, thẳng, thon gọn và cân đối với gương mặt. Đồng thời khắc phục các khuyết điểm như mũi to, thấp, tẹt, gãy, cánh mũi dày,…

Nâng mũi hiện nay có hai phương pháp chính gồm phẫu thuật và không phẫu thuật. Trong đó, nâng mũi phẫu thuật là bác sĩ thẩm mỹ sẽ can thiệp vào cấu trúc của mũi (sống mũi, đầu mũi, trụ mũi, xương mũi, vách ngăn) để tạo dáng mũi cao, hài hòa với gương mặt. Tùy theo tình trạng mũi tự nhiên, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp xử lý một phần hay hoàn toàn. Còn nâng mũi không phẫu thuật là sử dụng chất làm đầy filler hoặc cấy chỉ để làm cao sống mũi mà không cần động chạm dao kéo.

nang mui la gi

Tại sao cần phải nâng mũi?

Độ dài của mũi thường bằng ⅓ chiều dài gương mặt nên chúng đóng vai trò rất lớn tạo nên vẻ đẹp của tổng thể, thật không ngoa khi nói rằng thay đổi dáng mũi là thay đổi cả diện mạo. Vẻ ngoài đẹp hơn sẽ làm tăng sự tự tin, từ đó mang đến nhiều giá trị trong cuộc sống và cả công việc. Dưới đây là những lý do đặc biệt khiến bạn phải nâng mũi ngay:

  • Tạo hình dáng mũi phù hợp với khuôn mặt
  • Làm thẳng sống mũi, thu gọn đầu mũi và cánh mũi
  • Khắc phục tình trạng mũi biến dạng bẩm sinh hoặc do tai nạn
  • Cải thiện vấn đề về hô hấp
  • Tốt cho nhân tướng học 
  • Hiệu quả thẩm mỹ kéo dài

Các phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay

Có nhiều phương pháp để “hô biến” mũi từ thấp thành cao một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tùy theo nhu cầu mong muốn, cơ địa, dáng mũi ban đầu mà mọi người có thể lựa chọn phương pháp thích hợp. Nâng mũi hiện nay được chia làm 2 loại chính gồm nâng mũi phẫu thuật và không phẫu thuật.

Nâng mũi phẫu thuật

Nâng mũi phẫu thuật là phương pháp cấy ghép các loại sụn để nâng mũi giúp giữ dáng lâu hơn, hiệu quả tạo hình cao và khắc phục được toàn diện các khuyết điểm của mũi. Tuy nhiên, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra biến chứng nếu tiến hành nâng mũi ở cơ sở làm đẹp kém chất lượng. Hiện có 3 phương pháp chủ yếu là nâng mũi bọc sụn, nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bán cấu trúc. Chi tiết từng loại như sau:

Nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp cải tiến hơn so với nâng mũi thông thường. Thêm vào đó, bác sĩ sẽ dùng sụn tự thân (sụn tai/ sụn cân cơ thái dương) hoặc sụn Megaderm (chiết xuất từ biểu bì da người) để bọc đệm cho phần đầu mũi, giúp tạo hình cho chóp mũi đẹp tự nhiên hơn, tránh tình trạng mũi bị bóng, đỏ hoặc rách, tụt lộ sống mũi. Phương pháp này có độ tương thích cao, kéo dài tuổi thọ cho mũi.

nang mui boc sun

Nâng mũi cấu trúc

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp can thiệp sâu, cải thiện hết các nhược điểm như mũi ngắn, thấp, đầu mũi to, trụ mũi yếu, xương mũi lệch vẹo và cả mũi bị hỏng do đã từng chỉnh sửa hoặc do tai nạn. Phương pháp này sẽ nâng cao sống mũi, đồng thời bọc bảo vệ đầu mũi và cấu trúc lại toàn bộ mũi (dựng vách ngăn, dựng trụ, thu nhỏ đầu mũi).

Nâng mũi bán cấu trúc

Nâng mũi bán cấu trúc là chỉnh sửa một phần của mũi chứ không thay đổi hoàn toàn như nâng mũi cấu trúc. Theo đó, nâng mũi bán cấu trúc sẽ cải thiện khuyết điểm mũi thấp nhưng có trụ mũi vững và cấu trúc ổn định, đầu mũi không quá to, da mũi không quá dày và mũi chưa can thiệp gì. Hiệu quả nâng cao sống mũi và bọc bảo vệ đầu mũi.

Nâng mũi không phẫu thuật

Nâng mũi không phẫu thuật sẽ giảm được công đoạn chăm sóc hậu phẫu thuật, quy trình đơn giản hơn nhưng hiệu quả không kéo dài, chỉ cải thiện được các khuyết điểm nhỏ ở mũi, duy trì trong một khoảng thời gian ngắn nhất định và tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ. Hiện nâng mũi không phẫu thuật được biết đến với các phương pháp sau:

Nâng mũi bằng chỉ sinh học

Phương pháp này sử dụng đầu kim nhỏ để đưa một loại chỉ sinh học vào sâu dưới da, sợi chỉ sẽ được cố định vào các mô và cơ ở trong mũi, giúp nâng cao sống mũi và làm đẹp chóp mũi. Sợi chỉ dùng để nâng mũi thường là loại PDO hoặc Polydioxanone, sẽ tự tiêu sau khoảng thời gian từ 6 – 9 tháng, hiệu quả nâng mũi kéo dài từ 1 – 5 năm tùy vào chất liệu chỉ và cơ địa mỗi người.

Ưu điểm lớn nhất của nâng mũi bằng chỉ sinh học là cho kết quả ngay, ít xảy ra biến chứng, nhưng chỉ phù hợp với người có khuyết điểm mũi hơi lệch, sống mũi thấp, đầu mũi dẹt. Không phù hợp với người muốn cải thiện cánh mũi to, người bị nhiễm trùng, viêm da, đã từng đi làm mũi và bị hỏng.

Nâng mũi bằng chỉ sinh học

Nâng mũi bằng tiêm filler

Nâng mũi bằng filler là tiêm chất làm đầy chứa thành phần chủ yếu từ axit hyaluronic (HA), giúp sống mũi trở nên cao thẳng và thanh thoát hơn. Cách làm này cũng không cần động chạm dao kéo, quá trình diễn ra nhanh chóng chỉ khoảng 30 phút và cho kết quả gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, tiêm filler mũi chỉ duy trì được khoảng 6 – 12 tháng, khắc phục những khuyết điểm nhỏ như mũi bị gồ nhẹ, lệch nhẹ.

Filler được sử dụng nhiều trong tiêm môi, má baby, hóp thái dương, độn cằm, nhưng bị hạn chế dùng cho nâng mũi. Sở dĩ như vậy là bởi, cấu trúc mũi không giữ được filler cố định tốt như các vị trí khác, vùng mũi có nhiều dây thần kinh thông với mắt nên rất dễ xảy ra biến chứng như tràn filler, hoại tử, mù lòa,…  

Nâng mũi bằng mỡ tự thân (cấy mỡ mũi, trung bì mỡ)

Phần trung bì mỡ được dùng trong nâng mũi bao gồm phần trung bì và phần hạ bì (lớp mỡ dưới da). Trung bì mỡ sẽ đóng vai trò như một vật liệu độn tự thân trong phẫu thuật nâng mũi. Sử dụng chất liệu tự thân nên phương pháp này có tính an toàn cao, không có hiện tượng thải ghép, thời gian hồi phục sau phẫu thuật nhanh, tạo mô đệm giúp mũi hạn chế co rút, tạo dáng mũi tự nhiên. Cấy mỡ mũi (ghép mỡ, trung bì mỡ) phù hợp với người có da mũi mỏng, nhạy cảm với chất liệu độn nhân tạo, điều trị biến chứng sau nâng mũi, giúp thay thế các vật liệu nhân tạo như silicon, surgiform,… trong trường hợp bị biến chứng co rút bao xơ, đào thải vật liệu.

Nâng mũi bằng mỡ tự thân

Đối tượng chỉ định nâng mũi

Tùy vào cơ địa và từng phương pháp thực hiện nâng mũi mà sẽ có đối tượng chỉ định khác nhau, để đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất, đồng thời hạn chế rủi ro biến chứng thì mọi người cần tìm hiểu xem mình có được nâng mũi hay không, nói rõ tình trạng sức khỏe và những vấn đề đang gặp phải với bác sĩ chuyên môn. 

Đối tượng chỉ định nâng mũi gồm:

  • Người trên 18 tuổi;
  • Người gặp các tình trạng mũi thấp, da mũi dày, cánh mũi đến bè, mũi nhọn, mũi ngắn, hếch, mũi dài khoằm;
  • Người có mũi cong bẩm sinh hoặc làm tai nạn;
  • Mũi đã nâng nhưng chưa hài lòng hoặc có tình trạng viêm, co rút, muốn thay kiểu mũi mới;
  • Người không thuộc đối tượng chống chỉ định nâng mũi.

Biến chứng có thể gặp phải sau nâng mũi

Sau khi nâng mũi có thể gặp những tác dụng phụ như bầm tím vùng mũi và mắt, đau nhức vùng mũi, sưng đỏ, chảy dịch, khó thở, nghẹt mũi, nhưng đây là các biểu hiện thường gặp và sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần, nên mọi người không cần quá lo lắng.

Dưới đây là các triệu chứng biểu hiện cho dấu hiệu nâng mũi hỏng:

  • Mũi bị nhiễm trùng: Nếu các triệu chứng kể trên không có dấu hiệu thuyên giảm mà kéo dài hơn 1 tháng, kèm theo sốt, sưng tấy thì khả năng cao là mũi đã bị nhiễm trùng. Nguyên nhân chính là do môi trường phẫu thuật không đảm bảo khâu vô khuẩn, quy trình không đạt chuẩn.
  • Mũi bị lệch: Bác sĩ tay nghề kém, thiếu chuyên môn hoặc bị va đập mạnh sau khi nâng mũi sẽ khiến cho sụn trong mũi/ vách mũi bị lệch, dẫn đến hỏng dáng mũi và mất cân đối.
  • Mũi bị đỏ, lộ sống mũi: Đây là một trong những biến chứng khá thường gặp của nâng mũi. Sau khoảng 1 – 2 năm nâng mũi, đầu mũi có thể bị đỏ, bóng và lộ sống mũi do chất liệu độn quá cứng, không tương thích với cơ thể, da mũi quá mỏng.
  • Thủng mũi, lòi sụn: Sử dụng sụn nâng mũi không phù hợp, kích thước sụn quá lớn, chất liệu cứng, không ôm sát vào mũi nên sau thời gian nâng mũi sẽ gây thủng mũi và lòi ra ngoài.
  • Mất thị giác: Biến chứng này xảy ra trong trường hợp nâng mũi bằng filler, khi chất làm đầy sử dụng nâng mũi là hàng trôi nổi, bác sĩ không có chuyên môn tiêm sai vị trí, sai liều lượng, khâu vô trùng không đảm bảo.

Các biểu hiện của nâng mũi gặp biến chứng

Như vậy, bài viết trên đây không chỉ giải đáp nâng mũi là gì, mà còn cung cấp những thông tin đáng quan tâm nhất về nâng mũi để mọi người tham khảo, có thêm căn cứ đưa ra quyết định làm đẹp sáng suốt hơn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về dịch vụ nâng mũi, vui lòng liên hệ đến hotline 1900.1920 của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc để nghe các chuyên viên tư vấn chi tiết. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *