Nâng mũi ăn sả được không?

Ngoài làm gia vị, sả còn nổi tiếng với tác dụng làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Vậy sau nâng mũi ăn sả được không? Liệu có ảnh hưởng xấu đến vết thương? Đáp án sẽ có trong bài viết bên dưới của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc.

Nâng mũi ăn sả được không?

Sả là một loại thảo mộc có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn và chống viêm như geraniol, limonene, acid citronellic… Đặc biệt, củ sả còn chứa Citral có tác dụng giảm đau và sưng tấy cùng nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe khác.

Tuy nhiên trong sả lại có hàm lượng Eugenol cao gây dị ứng, nổi mẩn ngứa nên bác sĩ khuyến cáo không nên ăn sau nâng mũi. Hơn nữa, việc lạm dụng sả sẽ gây nóng trong, dễ làm mũi bị viêm, chảy mủ và chậm lành. Do đó, mọi người nên nghe lời tư vấn của bác sĩ và ngừng dùng gia vị này cho đến khi mũi hồi phục hoàn toàn.

Củ sả

Sau nâng mũi bao lâu được ăn sả?

Thông thường, mọi người cần tránh sử dụng sả khoảng từ 10 – 15 ngày sau nâng mũi. Thời gian này không cố định và có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Kết thúc giai đoạn trên, mũi cũng đã lành thương nên mọi người có thể nêm nếm gia vị này vào các món ăn như bình thường. 

Những thực phẩm cần tránh sau phẫu thuật nâng mũi

Ngoài kiêng sả, mọi người cần tránh những thực phẩm dưới đây để mũi sớm phục hồi và giảm thiểu tối đa khả năng biến chứng sau phẫu thuật:

  • Thịt bò, rau muống và trứng kích thích mô tế bào tăng sinh quá mức hình thành sẹo xấu
  • Hải sản, thịt ngan, vịt… có tính hàn và tanh dễ gây kích ứng, khiến vết thương sưng đỏ, ngứa rát
  • Thịt gà, đồ nếp và các gia vị có tính nóng khác như tiêu, hồi, quế, tỏi, ớt… khiến vết mổ nhiễm trùng, mưng mủ và lên sẹo ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ
  • Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và gia vị không cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, làm giảm sức đề kháng và khiến vết thương lâu lành
  • Bia rượu và các chất kích thích có thể tương tác với thuốc bác sĩ chỉ định gây tác dụng phụ ngoài ý muốn

tránh thực phẩm gây kích ứng

Chế độ chăm sóc sau khi nâng mũi giúp nhanh phục hồi

Trong quá trình phục hồi mũi sau nâng, mọi người cần hết sức chú ý đến chế độ chăm sóc, tránh chủ quan dẫn đến những hệ lụy khó lường. Cụ thể cách chăm sóc vết thương đúng cách như sau:

  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ
  • Luôn đeo nẹp cố định dáng mũi, không dùng tay sờ nắn hoặc bóp làm vết thương nhiễm trùng
  • Giữ vết mổ luôn khô ráo, không xối nước rửa mặt và chỉ vệ sinh vết mổ nhẹ nhàng bằng bông gòn thấm nước muối loãng
  • Luân phiên chườm ấm và chườm lạnh để giảm tình trạng bầm tím, sưng đau. Tuy nhiên cần lưu ý lót một lớp khăn sạch để tránh bị bỏng nhiệt
  • Uống thuốc đúng thời gian và liều lượng được chỉ định
  • Hạn chế chạy nhảy, cúi đầu đột ngột, nhai nuốt đồ ăn cứng, đá bóng… tác động lực mạnh vào vùng mũi gây lệch sụn, tuột chỉ thẩm mỹ
  • Không nằm nghiêng/úp mặt hoặc kê gối thấp khiến đè ép một bên mũi làm di lệch sụn, hỏng form dáng
  • Nếu ra ngoài cần che chắn cẩn thận vùng mũi cẩn thận không để tia UV và bụi bẩn trong không khí tiếp xúc trực tiếp với vết mổ
  • Hạn chế thực hiện dưỡng da và trang điểm khi dáng mũi chưa ổn định hoàn toàn
  • Mỗi ngày uống đủ 2 lít nước, đồng thời bổ sung nhiều rau xanh, củ quả, trái cây, thịt lợn, bơ, các loại đậu và chế phẩm từ đậu, sữa tươi…
  • Thực hiện chế độ kiêng khem các thực phẩm nêu trên
  • Tái khám đúng lịch hẹn

Trên đây là câu trả lời của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc cho thắc mắc nâng mũi ăn sả được không. Nếu mọi người có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ chỉnh hình mũi của bệnh viện hãy liên hệ tổng đài 1900.1920 để được tư vấn chi tiết. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *