Nâng mũi ăn rau dền được không?

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những yếu tố quyết định tiến độ hồi phục sau phẫu thuật. Vậy nâng mũi ăn rau dền được không? Hãy cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Nâng mũi ăn rau dền được không?

Rau dền được nhiều gia đình Việt ưa chuộng nhờ đặc tính thanh mát có tác dụng giải nhiệt tốt. Các món ăn làm từ loại rau này đem tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe với thành phần dinh dưỡng phong phú gồm các loại protit, lipit, gluxit, nhiều vitamin và chất khoáng.

Tuy nhiên trong giai đoạn đầu hậu phẫu thuật thẩm mỹ, rau dền được khuyến cáo nên kiêng ăn để hạn chế các biến chứng không mong muốn. Nhiều người lo ngại rằng sắc đỏ đặc trưng của rau dền có thể khiến vết mổ dễ bị thâm, từ đó làm lộ dấu vết thẩm mỹ. Bên cạnh đó, một số chất có trong rau dền nếu ăn nhiều có thể làm quá trình hồi phục bị chậm lại.

rau dền tươi

Sau khi nâng mũi bao lâu được ăn rau dền?

Mọi người có thể thêm rau dền vào khẩu phần ăn hàng ngày sau khoảng 10 – 14 ngày kể từ thời điểm thực hiện xong ca phẫu thuật. Điều này sẽ góp phần giảm bớt những tác động tiêu cực gây ảnh hưởng tới tiến độ phục hồi sau nâng mũi. 

Quá trình kiêng cữ dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào cơ địa cũng như chế độ chăm sóc của mỗi cá nhân. Theo đó, mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ phụ trách để xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, phù hợp với bản thân.

Những thực phẩm cần tránh sau khi nâng mũi

Dưới đây là danh sách các nhóm thực phẩm cần kiêng ăn sau khi nâng mũi để giảm thiểu những tác động tiêu cực lên quá trình chữa lành vết thương.

  • Thực phẩm gây sẹo và làm tăng sắc tố da: Thịt đỏ, gia cầm, rau muống và các loại trứng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sẹo lồi, thâm đen hoặc loang lổ, không đều màu 
  • Thực phẩm dễ gây kích ứng: Hải sản và đồ nếp dễ khiến vùng mũi bị ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là mưng mủ và nhiễm trùng nguy hiểm
  • Thức ăn khó nhai: Các món có kết cấu cứng hoặc dai có thể khiến cơ hàm phải hoạt động quá sức, từ đó tạo áp lực lên cấu trúc mũi khiến mũi bị lệch, trượt…
  • Thực phẩm có vị mặn đậm (nhiều muối): Nước mắm, mắm tôm, xì dầu, tương bần… có thể làm da bị mất nước và khô khốc khiến miệng vết mổ khó liền
  • Thực phẩm có cholesterol cao: Thức ăn nhanh, dầu mỡ… có thể khiến quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng bị đình trệ khiến mũi lâu hồi phục
  • Thực phẩm có vị cay nồng: Ớt, hạt tiêu… có thể khiến miệng vết mổ bị tấy đỏ, sưng nề nghiêm trọng. Ngoài ra, đặc tính hút ẩm của đồ cay còn là nguyên nhân gây ra tình trạng da sần sùi, kích ứng và nổi mụn
  • Sản phẩm có chứa chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, nước tăng lực… có thể gây ra những phản ứng có hại với thành phần của thuốc kê đơn hoặc làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, hít các loại khí/khói từ thuốc lá hay thuốc lá điện tử… có thể gây tổn hại phần họng, mũi… khiến quá trình phục hồi của mũi bị trì trệ

loại bỏ tất cả rượu bia thuốc lá

Cách chăm sóc mũi sau phẫu thuật

Không chỉ vấn đề ăn uống, mọi người cũng nên chú trọng xây dựng chế độ chăm sóc khoa học, đúng cách theo đó, rút ngắn thời gian phục hồi mũi sau nâng.

Cách thức vệ sinh mũi

  • Vệ sinh khu vực mũi và vết mổ đúng cách kết hợp với thay băng hàng ngày trong khoảng 1 tuần đầu 
  • Chườm mát tích cực trong vòng 2 ngày đầu để giảm tình trạng sưng nề, đau tấy. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tránh để nước đá chảy ra làm ảnh hưởng vết mổ
  • Chuyển sang chườm ấm sau ngày thứ 3 tại các khu vực bị bầm tím
  • Súc miệng thường xuyên (mỗi 2 tiếng) để hạn chế tình trạng chảy dịch xuống miệng
  • Sử dụng nẹp mũi định hình để bảo vệ dáng mũi trong ít nhất 2 tháng đầu
  • Không tự tháo nẹp và phần băng cố định trên mũi khi chưa được sự cho phép của bác sĩ phụ trách
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào của cơ thể như sưng nề kéo dài, mưng mủ, chảy máu tại vết mổ… thì cần tới gặp bác sĩ ngay để có phương án khắc phục kịp thời

Chế độ ăn uống

  • Thực hiện đúng đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là cách sử dụng các loại thuốc kê đơn như thuốc kháng sinh, giảm sưng nề, giảm đau…
  • Uống đủ nước mỗi ngày để thúc đẩy hoạt động vận chuyển máu giúp vết thương lâu lành
  • Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm chất thiết yếu như protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất chống oxy hóa 
  • Tránh ăn các món khó nhai, có kết cấu cứng hoặc quá dai… có thể khiến cơ hàm phải hoạt động quá sức, từ đó tạo áp lực lên cấu trúc mũi khiến mũi bị lệch, trượt…
  • Kiêng các thực phẩm gây cản trở quá trình hồi phục như rau muống, thịt bò, gia cầm, hải sản, đồ nếp, đồ cay nóng, chất kích thích…

Chế độ sinh hoạt

  • Trong vòng 48 giờ đầu nên tránh vận động để cơ thể được nghỉ ngơi
  • Sau phẫu thuật, không gãi hoặc tác động mạnh vào vùng mũi vì có thể gây tụ máu và làm tổn thương vết mổ
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm khoảng 2 tuần đầu
  • Tuyệt đối không sử dụng sữa rửa mặt khi mới nâng mũi. Chỉ nên lau mặt nhẹ nhàng với khăn mềm
  • Có thể tắm và gội đầu bình thường tuy nhiên cần cẩn thận không để nước dính vào vùng mũi
  • Không đeo kính ít nhất 1 tháng kể từ ngày phẫu thuật
  • Thực hiện chế độ vận động hợp lý, theo đó nên kiêng các hoạt động như: xông hơi, bơi lội, chạy bộ, tennis… tối thiểu 4 tuần đầu
  • Nên đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận khi ra đường để bảo vệ mũi khỏi bụi bẩn và nám do ánh nắng mặt trời (UV)

nên sử dụng khẩu trang

Bài viết là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi nâng mũi ăn rau dền được không? Trong trường hợp mọi người muốn biết thêm về dịch vụ thẩm mỹ mũi, vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc theo hotline 1900.1920 để được tư vấn chính xác.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 – Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *