Nội dung chính
Nâng mũi ăn mì tôm được không?
Theo đội ngũ bác sĩ chuyên môn của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc, sau nâng mũi mọi người không nên ăn mì tôm bởi loại thực phẩm này có rất nhiều bất lợi cho da và ảnh hưởng đến thời gian mũi phục hồi. Cụ thể:
- Mì tôm là thực phẩm cay nóng dễ khiến vết thương bị viêm sưng, mưng mủ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng
- Nguồn dinh dưỡng nghèo nàn không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để đẩy nhanh tốc đồ làm lành vết thương
Lý do không nên ăn mì tôm sau nâng mũi
Lý giải cho thắc mắc tại sao không nên ăn mì gói sau nâng mũi, bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ có những chia sẻ như sau:
- Không đủ dinh dưỡng: Sau nâng mũi cơ thể cần nhiều vitamin, đạm và khoáng chất phục vụ cho quá trình lành thương. Tuy nhiên mì tôm lại không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất trên. Do đó, ăn nhiều mì sẽ làm thiếu hụt dinh dưỡng khiến vết thương khó lành, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ viêm nhiễm
- Làm mũi chảy dịch: Khi ăn mì tôm, gia vị cay nóng sẽ kích thích mũi tiết dịch nhầy. Hơn nữa, tiêu thụ quá nhiều muối sẽ khiến nhịp tim tăng nhanh, thúc đẩy lưu thông máu dẫn đến vết thương hở chảy máu
- Mẩn ngứa, dị ứng: Vì mì gói có tính nóng nên nếu ăn thường xuyên sẽ kích thích nổi mụn nhọt, mẩn đỏ và ngứa ngáy kéo dài. Từ đó thúc đẩy phản ứng hắt hơi tác động mạnh đến cấu trúc mũi khiến sụn lệch khỏi vị trí
- Kéo dài thời gian hồi phục: Sử dụng mì ăn liền sẽ khiến vết thương dễ mưng mủ, nhiễm trùng. Điều này không chỉ làm chậm quá trình hồi phục mà còn dẫn tới biến chứng nguy hiểm như hoại tử, lệch sụn, biến dạng mũi…
Sau nâng mũi bao lâu được ăn mì tôm?
Thông thường, sau khi nâng mũi mọi người nên kiêng ăn mì tôm trong khoảng 2 – 4 tuần. Đôi khi thời gian này có thể lâu hơn tùy vào cơ địa, cách chăm sóc và vệ sinh của mỗi người. Trong giai đoạn này, mọi người nên thực hiện kiêng khem, vận động và sinh hoạt lành mạnh đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ để vết thương sớm lành.
Ngoài mì tôm, nâng mũi kiêng ăn gì, uống gì?
Dưới đây là 7 nhóm thực phẩm được khuyến cáo không nên sử dụng trong giai đoạn đầu hậu phẫu thuật chỉnh hình mũi, cụ thể:
- Thực phẩm gây sẹo và làm tăng sắc tố da: Thịt đỏ, gia cầm, rau muống và các loại trứng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sẹo lồi, thâm đen hoặc loang lổ, không đều màu
- Thực phẩm dễ gây kích ứng: Hải sản và đồ nếp dễ khiến vùng mũi bị ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là mưng mủ và nhiễm trùng nguy hiểm
- Thức ăn khó nhai: Các món có kết cấu cứng hoặc dai có thể khiến cơ hàm phải hoạt động quá sức, từ đó tạo áp lực lên cấu trúc mũi khiến mũi bị lệch, trượt…
- Thực phẩm có vị mặn đậm (nhiều muối): Nước mắm, mắm tôm, xì dầu, tương bần… có thể làm da bị mất nước và khô khốc khiến miệng vết mổ khó liền
- Thực phẩm có cholesterol cao: Thức ăn nhanh, dầu mỡ… có thể khiến quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng bị đình trệ khiến mũi lâu hồi phục
- Sản phẩm có chứa chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, nước tăng lực… có thể gây ra những phản ứng có hại với thành phần của thuốc kê đơn hoặc làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, hít các loại khí/khói từ thuốc lá hay thuốc lá điện tử… có thể gây tổn hại phần họng, mũi… khiến quá trình phục hồi của mũi bị trì trệ
- Thực phẩm có vị cay nồng: Ớt, hạt tiêu… có thể khiến miệng vết mổ bị tấy đỏ, sưng nề nghiêm trọng. Ngoài ra, đặc tính hút ẩm của đồ cay còn là nguyên nhân gây ra tình trạng da sần sùi, kích ứng và nổi mụn
Gợi ý các thực phẩm thay thế cho mì tôm
Thay vì ăn mì tôm, hãy chọn các loại bún, miến, cơm, bánh mì, súp,… dễ nhai nuốt mà không ảnh hưởng đến dáng mũi. Tùy thuộc vào sở thích, mọi người có thể thêm một số nguyên liệu như thịt lợn, rau củ, đậu phụ… để cân bằng dinh dưỡng.
Tuy nhiên cần lưu ý tránh các đồ ăn kèm có thể gây kích ứng và tạo sẹo như hải sản, thịt bò, trứng, thịt gia cầm… Đồng thời chú ý hạn chế dầu mỡ, muối và các gia vị cay nóng để không làm ảnh hưởng tới quá trình lành thương.
Hướng dẫn cách chăm sóc mũi sau nâng
Thực hiện đúng chỉ dẫn chăm sóc dưới đây sẽ giúp mọi người có được dáng mũi đẹp như mong muốn và hạn chế các biến chứng nguy hiểm:
- Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn kiêng khem của bác sĩ
- Luôn đeo nẹp định hình dáng mũi và không tự ý tháo ra khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ
- Giữ vết thương luôn khô ráo, không dội nước rửa mặt và chỉ được vệ sinh mũi nhẹ nhàng bằng bông gòn thấm nước muối sinh lý
- Chườm mát và chườm ấm luân phiên để giảm tình trạng sưng đau. Lưu ý lót một lớp khăn sạch ngăn cách da và túi chườm để tránh bỏng nhiệt
- Uống thuốc đúng liều lượng và thời gian ghi trên đơn kê
- Tránh vận động quá mạnh, chạy nhảy hay nằm nghiêng/úp sấp khi ngủ… đè ép vùng mũi làm xô lệch sụn, hỏng dáng mũi
- Trước khi ra đường cần che chắn vết thương cẩn thận khỏi ánh nắng mặt trời và bụi bẩn từ xe cộ
- Hạn chế trang điểm và sử dụng mỹ phẩm dưỡng da cho đến khi mũi phục hồi hoàn toàn
- Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng gồm các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây, củ quả, thịt lợn, sữa tươi…
- Tái khám theo lịch hẹn hoặc xuất hiện biến chứng bất thường
Trên đây là câu trả lời của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc cho vấn đề nâng mũi ăn mì tôm được không. Mọi thắc mắc khác về dịch vụ chỉnh hình mũi vui lòng liên hệ tổng đài 1900.1920 để được tư vấn chi tiết hơn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999