Nội dung chính
Va chạm nhẹ sau khi nâng mũi có sao không?
Khi mới đặt sụn nâng mũi, toàn bộ cấu trúc mũi, vùng mô lân cận đều trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Lúc này, ngay cả những va chạm nhỏ nhất (chạm tay trần lên vùng mũi, sờ nắn sống mũi, quệt qua gối khi trở mình…) cũng là nguyên nhân hình thành các ổ viêm, mủ vàng bên dưới da… Thậm chí, nhiều trường hợp bất cẩn còn vô tình khiến chiếc mũi bị lệch, vẹo form dáng… nghiêm trọng.
Tuy nhiên khi bước sang tháng thứ 2 – 3 của giai đoạn hồi phục, hầu hết các va chạm kể trên đều không gây ảnh hưởng quá nhiều đến dáng mũi. Ở chặng này, sụn nâng mũi hầu như đã ổn định hoàn toàn và liên kết chặt chẽ với các mô xung quanh giúp cấu trúc mũi tương đối bền chặt. Mặc dù vậy, chiếc mũi vẫn có thể bị biến chứng nếu phải chịu áp lực quá lớn (tai nạn giao thông, chấn thương thể thao…).
Trong tình huống chuyển biến xấu, tốt nhất mọi người nên chủ động liên hệ ngay tới bác sĩ phụ trách hoặc bệnh viện có uy tín để được thăm khám và tư vấn phương án điều trị kịp thời.
Ảnh hưởng có thể gặp khi mũi bị va chạm
Ở giai đoạn đầu hậu thẩm mỹ, bất kỳ va quệt bất thường nào cũng có thể là nguyên nhân khiến chiếc mũi “khốn đốn”, cụ thể:
Ảnh hướng tới dáng mũi
Đứng trước những va chạm lạ, miếng sụn độn được đưa vào sau khi nâng hoàn toàn có thể bị trượt sang 2 bên, trôi lên trên hoặc rơi xuống đầu mũi…
Đối với những va chạm tác động trực tiếp lên cấu trúc mũi, khi quan sát thấy mũi xuất hiện các hiện tượng như lệch sống mũi, tụt sụn…, mọi người cần liên hệ ngay bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
Ảnh hưởng tới quá trình hồi phục
Tiến độ hồi phục của chiếc mũi sau nâng có thể bị ảnh hưởng nếu bị va chạm nhẹ. Thông thường, tình trạng sưng nề sau nâng thường sẽ giảm dần sau khoảng 3 – 5 ngày.
Tuy nhiên, nếu vùng này bị va đập, rất có thể chiếc mũi sẽ cần nhiều thời gian hơn thì mới hết sưng. Điều này được lý giải là do dư chấn từ việc va chạm có thể khiến mô mũi chịu thêm tổn thương.
Chấn động có thể là làm kéo dài thời gian lành thương do các mô liên kết bị đứt gãy. Đây cũng là nguyên cớ dẫn đến tình trạng sưng nề, bóng đỏ kéo dài. Trong nhiều trường hợp, cú va chạm còn khiến vết mổ bị rách miệng, mưng mủ hay lòi sụn, thủng đầu mũi…
Cách xử lý mũi sau khi va chạm nhẹ
Việc sơ xuất gây ra những tác động không đáng có lên vùng mũi trong quá trình sinh hoạt là rất khó tránh khỏi. Lúc này, mọi người không nên quá hoảng loạn mà cần giữ cho bản thân bình tĩnh để dõi theo những diễn biến tiếp theo của chiếc mũi từ đó, đưa ra phương án xử lý phù hợp:
Tổn thương nhẹ
Sau va chạm, nếu chiếc mũi chỉ bị sưng nề, đầu mũi cay đỏ nhẹ thì mọi người có thể áp dụng một số cách sau để làm dịu tình trạng này:
- Duy trì sử dụng đơn thuốc đã được kê trước đó
- Kết hợp chườm lạnh để làm giảm hiện tượng sưng đỏ vùng mũi
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, dinh dưỡng để vết thương nhanh lành
- Trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, mọi người cần hết sức cẩn trọng để không làm mũi bị tổn thương lần 2
Chấn thương nặng
Khi mũi chuyển biến xấu, mọi người cần giữ bản thân bình tĩnh để xác định những tổn thương tại đây. Lúc này, nếu mũi xuất hiện những biến chứng bất thường hoặc có dấu hiệu “lệch lạc” cấu trúc (lệch vẹo, tụt sụn…), hãy nhấc máy đặt lịch khám ngay để được bác sĩ tư vấn phương án xử trí phù hợp.
Trong thường hợp di chấn sau va chạm ảnh hưởng tới hô hấp, sinh hoạt và thẩm mỹ, các biện pháp “mạnh tay” như tháo sụn mũi, nâng mũi lần 2… có thể sẽ được áp dụng.
Hy vọng những thông tin trên đây đã phần nào giúp mọi người an tâm hơn nếu bị va chạm nhẹ sau khi nâng mũi. Nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở vùng mũi, hãy gọi ngay tới hotline 1900.1920 để được Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc hỗ trợ kịp thời.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999