Nâng mũi sụn sinh học là gì? Có nên thực hiện không?

Nâng mũi sụn sinh học là giải pháp được đón nhận bởi nhiều chuyên gia và tín đồ thẩm mỹ. Vậy phương pháp này có gì đặc biệt? Cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Nâng mũi sụn sinh học là gì?

Nâng mũi sụn sinh học là phương pháp định hình mũi ưu việt giúp cải thiện hầu hết các khuyết điểm vùng mũi (lệch sóng, đầu mũi ngắn, mũi gãy…) từ đó, tái tạo dáng mũi cao thẳng, không tỳ vết. 

Ca thẩm mỹ này sử dụng hoàn toàn bằng sụn nhân tạo sinh học, do đó không cần xâm lấn vị trí khác để lấy sụn tự thân. Mặc dù vậy, hiệu quả thẩm mỹ và tính tương thích của loại sụn này cũng không thua kém gì.

Nâng mũi sụn sinh học

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này

Nâng mũi bằng sụn sinh học được đánh giá cao nhờ giải quyết các yếu điểm của phương pháp truyền thống:

  • Dễ tạo hình giúp tôn tạo form mũi cao thẳng, tự nhiên
  • Tăng cảm giác chân thật sau nâng do sụn sinh học khá mềm
  • Không cần xâm lấn 2 vùng trên cơ thể như phương pháp khác
  • Thân thiện với cơ thể nhờ được làm từ chất liệu sinh học lành tính
  • Hạn chế biến chứng sau nâng mũi: lệch sống, bóng đỏ đầu mũi, tụt sụn…
  • Giảm thiểu tình trạng co ngót và tiêu biến sụn khiến dáng mũi trở nên lệch lạc
  • Duy trì dáng mũi bền đẹp, dài lâu

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định thực hiện

Quá trình nâng mũi suôn sẻ, thuận lợi trước hết cần xác định đúng đối tượng mục tiêu. Việc chỉ định sai người có thể khiến sức khỏe và yếu tố thẩm mỹ không được đảm bảo.

Đối tượng chỉ định 

  • Người từ đủ 18 tuổi
  • Người muốn sở hữu dáng mũi cao thon, thanh thoát
  • Trường hợp mũi nhiều khuyết điểm: sống thấp bè, gãy gồ; đầu mũi tròn tẹt; cánh mũi dày, không đều… 
  • Người phẫu thuật mũi bị hỏng hoặc cần chỉnh hình mũi sau chấn thương

mũi biến dạng do chấn thương

Đối tượng chống chỉ định

  • Nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Người bị bệnh mãn tính như huyết áp, tiểu đường, tim mạch, máu khó đông…
  • Người có vấn đề về thần kinh, sức khỏe tâm lý, khó kiểm soát cảm xúc…
  • Người đang sử dụng thuốc có thành phần chống đông máu hoặc các loại thuốc điều trị bệnh đặc biệt khác
  • Người mắc các bệnh có nguy cơ lây nhiễm chéo: HIV/AIDS, viêm gan virus, thủy đậu…

Nâng mũi sụn sinh học có an toàn không? Có nên thực hiện không?

Theo đánh giá của đội ngũ bác sĩ chuyên môn tại Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc: Phương pháp nâng mũi sụn sinh học không chỉ đem đến hiệu quả về mặt thẩm mỹ mà còn đảm bảo được các tiêu chí về sức khỏe và độ bền bỉ của sụn nâng.

Thậm chí, vật liệu tạo ra những chiếc sụn nâng thẩm mỹ còn được tin tưởng để thay thế cho sụn tự thân do khả năng tương thích vượt trội với cơ thể người. Chính vì vậy, mọi người có thể an tâm về mức độ an toàn khi thực hiện nâng mũi bằng sụn sinh học.

THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN 1-1 VỚI BÁC SĨ CHUYÊN KHOA

Chi phí nâng mũi bọc sụn sinh học giá bao nhiêu tiền?

Một ca nâng mũi sử dụng sụn bọc sinh học thường dao động khoảng 30 – 60 triệu tùy từng địa chỉ thẩm mỹ. Phần chênh lệch này có thể đến từ các yếu tố như: trình độ đội ngũ y bác sĩ, sự đầu tư về cơ sở vật chất hay chất lượng trải nghiệm dịch vụ.

Quy trình phẫu thuật nâng mũi bằng sụn sinh học

Quy trình mổ thẩm mỹ mũi chuẩn cần bám sát đủ 6 bước theo quy định được ban hành bởi Bộ Y Tế, cụ thể:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn form mũi, loại sụn nâng và kỹ thuật thực hiện dựa trên tình trạng mũi hiện tại
  • Bước 2: Kiểm tra sức khỏe toàn diện để xác nhận mọi người đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật: không có phản ứng phụ với thuốc, không mắc bệnh truyền nhiễm hay các bệnh mãn tính như huyết áp, tim mạch, máu khó đông…
  • Bước 3: Đo vẽ form mũi, đồng thời xác định vị trí mổ và khoang đặt sụn
  • Bước 4: Gây tê tiền phẫu giúp mọi người thoải mái, không đau đớn trong suốt quá trình thực hiện ca phẫu thuật
  • Bước 5: Thực hiện đặt sụn sinh học vào trong khoang mũi thông qua đường mổ ngắn, mảnh. Sau khi sụn được đặt vào đúng vị trí, bác sĩ sẽ khâu kín vết mổ bằng chỉ khâu thẩm mỹ
  • Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu và hẹn lịch tái khám

Phẫu thuật nâng mũi

Biểu hiện bình thường sau khi thực hiện

Trước sự xâm lấn, can thiệp dao kéo từ cuộc phẫu thuật nâng mũi, cơ thể có thể xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Đau nhức, tê bì mũi ở ngày thứ nhất và thứ 2
  • Bầm tím xung quanh mũi và lan sang 2 bên mắt
  • Sưng nề nhẹ những ngày đầu
  • Hô hấp khó do dịch mũi và đường thở hẹp

Đây hoàn toàn là phản ứng tự nhiên của cơ thể và sẽ thuyên giảm dần sau khoảng 7 – 10 ngày nên mọi người không cần quá lo lắng.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Khi theo dõi tại nhà, nếu mọi người thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường sau thì không nên tự điều trị tại nhà mà cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được can thiệp đúng cách:

  • Bầm tím lan rộng, sưng đau kéo dài bất thường sau phẫu thuật
  • Mũi sưng đỏ, căng cứng và đau âm ỉ kéo dài
  • Miệng vết mổ không kín, có hiện tượng lỏng, tuột chỉ
  • Rỉ dịch vàng trông như mủ kèm máu
  • Sốt cao bất thường không rõ nguyên nhân
  • Sụn mũi bị lệch, tụt làm lộ sóng hoặc thủng đầu mũi

Tụt sụn đâm thủng da mũi

Lưu ý trước và sau khi thực hiện nâng mũi sụn sinh học

Để hành trình nâng mũi độn sụn sinh học diễn ra ổn thỏa, ít biến chứng, mọi người sẽ cần lưu tâm một vài điều sau:

Trước khi thực hiện 

  • Nghiên cứu kỹ các địa điểm thẩm mỹ uy tín và trình độ của bác sĩ phụ trách
  • Trước khi phẫu thuật 2 tuần không sử dụng các loại thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu
  • Trong khoảng 3 ngày trước phẫu thuật, không sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia rượu…
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường về sức khỏe như khó thở, cảm lạnh… cần báo ngay cho bác sĩ
  • Giữ tinh thần và sức khỏe ở trạng thái tốt nhất

Sau khi đặt sụn sinh học

  • Thực hiện đúng đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là cách sử dụng các loại thuốc kê đơn
  • Vệ sinh khu vực mũi và vết mổ bằng tăm bông và nước muối sinh lý
  • Tránh để nước tiếp xúc với vết mổ và tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm tẩy rửa trong thời gian này
  • Chườm mát tích cực trong vòng 2 ngày đầu để giảm tình trạng sưng nề, đau tấy. Sau ngày thứ 3, chuyển sang chườm ấm để làm tan vết bầm
  • Không chạm tay vào vết mổ, đồng thời kiêng các hoạt động thể chấn cường độ mạnh như chạy bộ, tập gym, bơi lội… trong thời gian đầu
  • Sử dụng nẹp mũi ít nhất 2 tháng đầu
  • Uống đủ 2 lít nước và thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm chất thiết yếu như protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất chống oxy hóa
  • Kiêng các thực phẩm gây cản trở sự chữa lành và ổn định form mũi hậu thẩm mỹ như thịt bò, gà, hải sản, rau muống…
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ

tai kham bac si theo lich

Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về chủ đề nâng mũi sụn sinh học. Nếu cần tư vấn thêm điều gì liên quan đến dịch vụ thẩm mỹ mũi, vui lòng nhấc máy và liên hệ tới hotline 1900.1920 để được Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc giải đáp nhanh chóng, chính xác.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 – Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *