Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng có phải tín hiệu bất thường?

Tiến trình phục hồi sau phẫu thuật của mỗi người là khác nhau. Tuy vậy, liệu nâng mũi sau 3 tháng bị sưng có bình thường không? Và biểu hiện bình thường sau nâng mũi là gì? Hãy cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Biểu hiện bình thường sau nâng mũi

Trước những tác động bất thường từ cuộc phẫu thuật chỉnh hình mũi, cơ thể sẽ vô thức phản ứng lại và biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Về cơ bản, đây là những tín hiệu tích cực rằng cơ thể đang cố gắng thích nghi với thể trạng mới.

Tuy vậy nhưng mọi người cũng không cần quá lo lắng do các triệu chứng này sẽ sớm ổn định sau khoảng 1 – 2 tuần khi được chăm sóc cẩn thận. Một số hiện tượng thường gặp sau khi nâng mũi có thể kể đến như:

  • Đau liên tục vùng mặt, nhất là khu vực quanh mũi trong khoảng 1 – 2 ngày đầu
  • Đau đầu và tê bì vòm họng do ảnh hưởng của thuốc gây tê
  • Mũi cảm thấy nặng nề, căng cứng khó chịu
  • Khả năng cảm nhận mùi, vị suy giảm tạm thời
  • Quan sát thấy hiện tượng bầm tím, sưng đau một vùng rộng xung quanh vết mổ (mũi, má, bọng mắt…)
  • Đầu mũi sưng, bóng đỏ mức độ nhẹ
  • Chảy dịch khoang mũi, có thể kèm ít máu
  • Hô hấp bí, thở khó do ống dẫn khí bị bó hẹp

khó thở

Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng nguyên nhân do đâu?

Sưng nề kéo dài bất thường sau nâng mũi thường đến từ 5 nguyên nhân chính sau:

Cơ địa

Quá trình hồi phục của mỗi người có suôn sẻ, thuận lợi hay không còn tùy thuộc vào cơ địa tự nhiên của người đó. Người sở hữu cơ địa lành sẽ nhanh chóng phục hồi và sớm sở hữu dáng mũi như ý.

Tuy nhiên, nếu là cơ địa xấu, tính “dữ” thì vùng mũi có thể lành thương chậm và dễ bị tổn thương hơn. Điều này đòi hỏi mọi người cần phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật khi chăm sóc, vệ sinh và kiêng cữ sau nâng mũi.

Tay nghề bác sĩ

Trong suốt ca phẫu thuật, mọi thao tác đều có ảnh hưởng nhất định tới kết quả cuối cùng. Bất kỳ hành động kém chính xác nào cũng có thể là một sai lầm dẫn đến những biến chứng khôn lường. Từ đó có thể nói rằng, trình độ chuyên môn, sự thuần thục và cái “tâm” của người bác sĩ cũng là một trong những lý do khiến mũi bị sưng sau nâng 3 tháng.

bác sĩ phẫu thuật mũi

Chất liệu sụn

Chất lượng và tính tương thích của sụn nâng mũi là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình hồi phục hậu thẩm mỹ. Bởi phần tiếp xúc sát gần nhất với mô và sống mũi là bề mặt của miếng đệm. Do đó, nếu lựa chọn sụn nâng không phù hợp, chất lượng kém, nguồn gốc không minh bạch sẽ dễ khiến mũi bị biến chứng nguy hiểm.

Tác động từ bên ngoài

Trong sinh hoạt, vấn đề đi đứng, vận động hay ngủ nghỉ đều phải rất cẩn thận. Các hoạt động không phù hợp như nằm sấp, chà xát mũi, cúi người, chạy bộ, bơi lội… có thể là nguồn cơn khiến chiếc mũi sưng đau nhiều ngày. Các chuyên gia khuyến cáo, việc kiêng cữ nên được duy trì càng lâu càng tốt hoặc ít nhất là 3 – 6 tháng sau nâng mũi.

hoạt động không phù hợp

Chế độ chăm sóc

Thực hiện chế độ chăm sóc sau nâng mũi đúng cách là yếu tố căn bản để bảo vệ chiếc mũi khỏi những biến chứng bất thường. Điều này sẽ hỗ trợ làm giảm hiện tượng sưng nề, đau nhức hậu phẫu thuật, đồng thời rút ngắn thời gian gom form mũi. 

Trong giai đoạn này, nếu phát hiện bất kỳ “tín hiệu” bất thường nào từ cơ thể. Đừng ngần ngại liên hệ tới đơn vị thẩm mỹ và bác sĩ phụ trách để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng phải làm sao?

Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng là trường hợp khá hy hữu. Đây là được xem là lời cảnh báo về việc chiếc mũi đang không khỏe và cần đi bác sĩ. Lúc này, việc lựa chọn phương án điều trị sẽ được xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, cụ thể:

Mũi sưng nhẹ

Đối với trường hợp mũi sưng nhẹ, ngoài ra không phát hiện bất kỳ điểm bất thường nào khác. Mọi người có thể thực hiện điều trị tại nhà kết hợp với thuốc uống để theo dõi thêm:

  • Tuân thủ đơn thuốc mới của bác sĩ
  • Chườm ấm hoặc mát luân phiên để làm giảm tình trạng sưng trên bề mặt da
  • Tích cực uống nước và ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng (thịt lợn, rau xanh, hoa quả mát…)
  • Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích (ethanol, cafein, nicotin…) như bia, rượu, cà phê, thuốc lá…

nâng mũi sau 3 tháng bị sưng

Mũi sưng nặng

Khi mũi có biểu hiện bất thường để tránh các triệu chứng chuyển xấu, mọi người không nên tự ý điều trị mà cần liên hệ với bác sĩ phụ trách để được thăm khám và can thiệp điều trị chuyên sâu. Ngoài ra, hãy chuẩn bị tâm lý cho cuộc phẫu thuật tháo sụn mũi để điều trị trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. 

MŨI CỦA BẠN CÓ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ BẤT THƯỜNG KHÔNG?btlh

Lưu ý khi nâng mũi để hạn chế sưng đau

Chiếc mũi nằm ở chính giữa và là điểm kết nối ngũ quan của gương mặt. Do đó, để dáng mũi gom form bền đẹp, mọi người nên cẩn trọng trong suốt quá trình phẫu thuật từ khâu chuẩn bị đến khi cấu trúc mũi hoàn toàn ổn định.

Trước khi thực hiện

  • Tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ nâng mũi an toàn, uy tín để thực hiện
  • Trước khi phẫu thuật 2 tuần không sử dụng các loại thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu
  • Trong khoảng 3 ngày trước phẫu thuật, không sử dụng các sản phẩm có chứa nicotin như thuốc lá…
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường về sức khỏe như khó thở, cảm lạnh… cần báo ngay cho bác sĩ
  • Giữ tinh thần và sức khỏe ở trạng thái tốt nhất

giữ tinh thần thoải mái

Sau phẫu thuật

  • Thực hiện đúng đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Vệ sinh khu vực mũi và vết mổ đúng cách kết hợp với thay băng hàng ngày trong khoảng 1 tuần đầu
  • Chườm mát tích cực trong vòng 2 ngày đầu để giảm tình trạng sưng. Tuyệt đối không để nước đá chảy ra làm ảnh hưởng vết mổ
  • Sau 3 ngày, chườm ấm để giảm bầm tím
  • Sau phẫu thuật, không gãi hoặc tác động mạnh vào vùng mũi vì có thể gây tụ máu và làm tổn thương vết mổ
  • Thực hiện chế độ vận động hợp lý, theo đó trong vòng 3 tháng đầu tuyệt đối không hoạt động thể chất mạnh, đặc biệt là bơi lội trong 1 – 2 tháng đầu
  • Sử dụng nẹp mũi định hình để bảo vệ dáng mũi trong ít nhất 2 tháng đầu
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy hoạt động vận chuyển máu giúp vết thương lâu lành
  • Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm chất thiết yếu như protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất chống oxy hóa
  • Kiêng các thực phẩm gây cản trở quá trình hồi phục như rau muống, thịt bò, gia cầm, hải sản, đồ nếp, đồ cay nóng, chất kích thích…
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào của cơ thể như sưng nề kéo dài, mưng mủ, chảy máu tại vết mổ… thì cần tới gặp bác sĩ ngay để có phương án khắc phục kịp thời

Trên đây là lời chia sẻ của đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc về vấn đề nâng mũi sau 3 tháng bị sưng. Nếu còn điều gì chưa rõ xoay quanh quay chủ đề thẩm mỹ mũi, vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc qua hotline 1900.1920 để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 – Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *