Nâng mũi khi về già và những điều cần cân nhắc

Nâng mũi khi về già có ảnh hưởng gì không là thắc mắc của rất nhiều người khi muốn tân trang chiếc mũi của mình. Để biết câu trả lời chính xác nhất, mọi người hãy tiếp tục theo dõi bài viết hôm nay của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc.

Nâng mũi khi về già có sao không?

Theo nghiên cứu (2020), độ tuổi nâng mũi phổ biến nhất là từ 20 – 54 tuổi. Đây cũng là giai đoạn lý tưởng để tiến hành phẫu thuật cải thiện dáng mũi bởi lúc này, cấu trúc mũi đã phát triển hoàn thiện và cơ thể phát triển khỏe mạnh, có thể hồi phục tốt sau phẫu thuật. 

Tuy nhiên từ tuổi 55 trở đi, quá trình lão hóa khiến các chức năng của cơ thể không còn linh hoạt. Theo đó, khi người có tuổi chỉnh sửa mũi thì vết thương sẽ lâu lành hơn do khả năng tái tạo tế bào kém. 

Hơn nữa, nâng mũi khi về già còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao như sưng nề kéo dài, dị ứng sụn nâng mũi, mũi bóng đỏ, lộ sụn,… Ngoài ra, hiệu quả thẩm mỹ khá thấp và không duy trì được lâu dài.

Nâng mũi sau 55 tuổi

ĐĂNG KÝ NGAY NHẬN TƯ VẤN TUỔI NÂNG MŨI PHÙ HỢP

Hậu quả của việc nâng mũi khi về già

Trường hợp nâng mũi khi về già, mọi người có thể phải đối mặt với các vấn đề như: 

Bệnh lý

Trong và sau khi phẫu thuật mũi, mọi người sẽ tiếp xúc với một số loại thuốc như gây tê, gây mê, giảm đau, kháng viêm,… hoặc chất làm đầy đối với phương pháp nâng mũi bằng filler. Người có cơ địa yếu, nhạy cảm rất dễ xảy ra các phản ứng phụ dẫn đến các bệnh về dị ứng, viêm da, huyết áp, tim mạch,…

Suy giảm trí nhớ

Thuốc tê hoặc thuốc mê hỗ trợ trong quá trình nâng mũi cũng ảnh hưởng xấu đến trí nhớ của người có tuổi, đặc biệt khi phải chỉnh sửa mũi nhiều lần. Do đó, nâng mũi khi về già càng có nguy cơ cao mắc chứng hay quên và nhiều vấn đề khác liên quan tới hệ thần kinh.

Suy giảm trí nhớ khi về già

Ảnh hưởng tới hô hấp

Đến giai đoạn lão hóa, các mô sụn trở nên lỏng lẻo khiến chất liệu độn dễ bị xê dịch, lệch khỏi vị trí và chèn ép đường hô hấp. Đây là nguyên nhân khiến mọi người thường xuyên thấy khó thở và mất sức khi vận động mạnh, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.

Mũi biến dạng

Không chỉ cấu trúc mũi mà làn da chảy xệ do lão hóa cũng ảnh hưởng tới vị trí của sụn độn. Theo đó, người thực hiện nâng mũi khi về già dễ gặp các tình trạng như dáng mũi lệch, cong, vẹo, đầu mũi đơ cứng, sống mũi sụp thấp theo thời gian,…

Sống mũi cong lệch

Kết quả không như mong muốn

Người lớn tuổi tiến hành chỉnh hình mũi thường khó đạt được kết quả như ý, nhiều trường hợp cần áp dụng kỹ thuật can thiệp sâu như nâng mũi cấu trúc mới khắc phục được các khuyết điểm hiệu quả. Tuy nhiên, việc xâm lấn quá sâu lại làm tăng nguy cơ biến chứng và kéo dài thời gian hồi phục.

Cảm giác đau nhức

Hiện tượng bầm tím, sưng nề lâu ngày không khỏi hoặc mũi đau nhức khi thời tiết thay đổi cũng là hậu quả của việc nâng mũi khi về già. Ngoài ra, chủ quan khi chăm sóc hậu phẫu còn dẫn đến tình trạng nâng mũi bị hỏng như tụ dịch, lộ sụn, mũi đỏ tấy, nhiễm trùng, hoại tử,… 

Nhiễm trùng tại vết mổ sau nâng mũi

Lưu ý để hạn chế biến chứng nâng mũi khi về già

Nếu muốn nâng mũi khi đã có tuổi, mọi người cần nắm rõ những điều dưới đây để hạn chế tối đa những rủi ro biến chứng:

Trước khi thực hiện

  • Giữ tinh thần thoải mái và sức khỏe ở trạng thái ổn định
  • Lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, bác sĩ chuyên môn giỏi
  • Tìm hiểu về chất liệu sụn, phương pháp làm mũi cao phù hợp
  • Thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý, các loại thuốc, thực phẩm chức năng đã và đang sử dụng (nếu có)
  • Không sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến tuần hoàn (aspirin, thuốc tránh thai, thuốc nội tiết tố,…) trong ít nhất 2 tuần trước phẫu thuật
  • Không dùng chất kích thích trong 3 ngày trước khi phẫu thuật
  • Không dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, chống phù nề

Sau khi thực hiện xong

  • Luôn đeo nẹp cố định dáng mũi, không tự ý tháo băng nẹp
  • Vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn
  • Uống thuốc và bôi thuốc mỡ, kem chống sẹo theo đúng chỉ định
  • Kết hợp chườm mát giảm sưng đau và chườm ấm làm tan máu bầm
  • Không để nước, mồ hôi, xà phòng hay hóa chất dính vào vết thương
  • Tránh đeo kính, gãi, dụi hoặc nằm úp sấp gây ảnh hưởng tới dáng mũi
  • Che chắn cẩn thận, bảo vệ mũi khỏi tia UV và khói bụi khi ra ngoài
  • Không tham gia các hoạt động thể dục thể thao, bơi lội, xông hơi,…
  • Bổ sung đủ nước và thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất
  • Kiêng rau muống, thịt bò, thịt gia cầm, hải sản, trứng, đồ nếp, đồ cay nóng, chất kích thích,…
  • Tái khám theo lịch hẹn hoặc ngay khi xuất hiện dấu hiệu bất thường

Trên đây là những chia sẻ của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc về vấn đề nâng mũi khi về già. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào chưa rõ hoặc muốn đặt lịch trải nghiệm dịch vụ thẩm mỹ mũi, mọi người hãy liên hệ tổng đài 1900.1920 để được tư vấn chi tiết nhanh chóng. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *