Nâng mũi bị mưng mủ nên làm gì?

Nâng mũi bị mưng mủ là tình trạng không hiếm gặp. Tuy nhiên, đây lại là cơn ác mộng đối với nhiều “tín đồ” thẩm mỹ. Vậy nên làm gì nếu không may bị tụ mủ mũi? Đồng hành cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc trong bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về biến chứng này.

Nâng mũi bị mưng mủ nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng mũi mưng mủ sau thẩm mỹ có thể đến từ nhiều nguyên do khác nhau, trong đó có thể kể đến:

  • Cơ địa nhạy cảm: Sau khi đặt sụn nâng mũi, cơ thể sẽ bắt đầu làm quen và quyết định việc nên hay không nên tiếp nhận “vật thể lạ” này. Trong trường hợp vật liệu độn không tương thích, quá trình đào thải sẽ diễn ra khiến vùng mũi bị kích ứng, sưng đỏ hoặc mưng mủ nghiêm trọng
  • Tay nghề bác sĩ: Lực tác động lên bề mặt mũi cần được kiểm soát tốt để tránh việc sử dụng lực sai dễ dẫn đến tình trạng xâm lấn sâu, rộng,  làm tổn thương các mô vùng này và tăng nguy cơ bị biến chứng
  • Cơ sở vật chất không đảm bảo: Phòng mổ và dụng cụ y tế sử dụng trong quá trình phẫu thuật nếu không được khử trùng sạch sẽ, vô hình chung tạo điều kiện dẫn vi khuẩn xâm nhập sâu và làm ổ bên trong vết thương khiến chiếc mũi bị lên mủ, nhiễm trùng và hoại tử
  • Chăm sóc sai cách: Trong suốt quá trình sinh hoạt, vệ sinh và ăn uống tại nhà, tình trạng mưng mủ ở mũi có thể xuất hiện bởi những lý do sau: va đập mạnh, tiếp xúc với môi trường bụi bẩn hay ăn thức ăn không phù hợp (đồ nếp, hải sản, đồ cay nóng…)

nâng mũi bị mưng mủ

Dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi

Việc nhận biết các dấu hiệu ngay từ sớm không chỉ hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi mà còn giảm thiểu tỷ lệ biến chứng chuyển biến xấu. Một số bất thường là tín hiệu cảnh báo chiếc mũi bị mưng mủ như:

  • Cơ thể có biểu hiện suy nhược, chuyển sốt và đau đầu dai dẳng
  • Đầu mũi nóng đỏ, khi sờ cảm giác căng cứng bất thường
  • Rò rỉ dịch vàng lẫn với máu từ miệng vết mổ, có thể đi kèm mùi hôi khó chịu
  • Một hoặc cả hai bên tai có thể bị ù, khó nghe 
  • Da vùng mũi sậm màu và dần chuyển sang màu đen do vi khuẩn xâm nhập và hoành hành bên trong vết thương quá nhiều

Nâng mũi bị mưng mủ có nguy hiểm không?

Nâng mũi bị mưng mủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng trầm trọng như nhiễm trùng, thủng đầu mũi hay thậm chí là hoại tử rất nguy hiểm.

Tình trạng này không những khiến việc sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn mà còn làm trì trệ quá trình phục hồi hậu phẫu thuật và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người.

Chính vì vậy, ngay khi nghi ngờ chiếc mũi bị biến chứng, mọi người cần liên hệ ngay tới cơ sở thẩm mỹ hoặc bác sĩ phụ trách để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Tái khám thường xuyên

Cách khắc phục tình trạng mũi bị mưng mủ

Qua quá trình thăm khám, tùy vào tình trạng mũi và các dấu hiệu đi kèm, bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá về mức độ mưng mủ, cũng như tư vấn phương án xử lý phù hợp với từng đối tượng. 

  • Mức độ nhẹ: Bác sĩ sẽ điều chỉnh cách chăm sóc và kê một số loại thuốc đặc trị giúp kháng viêm, tiêu sưng và hỗ trợ làm dịu cơn đau
  • Mức độ nặng: Chỉ định tháo sụn để vệ sinh và sát khuẩn khoang mũi

Sau khi điều trị dứt điểm tình trạng mưng mủ, mọi người nên để mũi được “nghỉ ngơi” khoảng 3 – 6 tháng sau đó mới nâng mũi lần 2 để tái cấu trúc và trả lại dáng mũi hoàn hảo như mong muốn. 

Địa chỉ nâng mũi an toàn, uy tín hiện nay

Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc là địa chỉ thẩm mỹ uy tín, được Bộ Y Tế cấp giấy phép hoạt động. Trong hơn 27 năm đóng góp cho ngành thẩm mỹ, đơn vị đã thực hiện thành công hàng ngàn ca phẫu thuật lớn nhỏ, theo đó từng bước kiến tạo nét đẹp tự tin, hoàn mỹ, tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Việt. 

Lựa chọn Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc là điểm dừng chân, mọi người có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên môn trình độ cao, giàu kinh nghiệm
  • Quy trình phẫu thuật vô khuẩn, bài bản, an toàn
  • Công nghệ nâng mũi hiện đại, được cập nhập liên tục
  • Cơ sở vật chất tiện nghi, phòng mổ đảm bảo vô khuẩn
  • Chế độ bảo hành, hậu mãi dài lâu
  • Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong năm
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng hoạt động 24/7

dịch vụ chăm sóc

Lưu ý để hạn chế mưng mủ sau khi nâng mũi

Chăm sóc sau phẫu thuật không đúng cách là một trong những gánh nặng khiến chiếc mũi dễ bị mưng mủ. Trong giai đoạn này, mọi người cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau:

Cách thức vệ sinh mũi

  • Vệ sinh khu vực mũi và vết mổ đúng cách kết hợp với thay băng hàng ngày trong khoảng 1 tuần đầu 
  • Chườm mát tích cực trong vòng 2 ngày đầu để giảm tình trạng sưng nề, đau tấy. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tránh để nước đá chảy ra làm ảnh hưởng vết mổ
  • Chuyển sang chườm ấm sau ngày thứ 3 tại các khu vực bị bầm tím
  • Súc miệng thường xuyên (mỗi 2 tiếng) để hạn chế tình trạng chảy dịch xuống miệng
  • Sử dụng nẹp mũi định hình để bảo vệ dáng mũi trong ít nhất 2 tháng đầu
  • Không tự tháo nẹp và phần băng cố định trên mũi khi chưa được sự cho phép của bác sĩ phụ trách
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào của cơ thể như sưng nề kéo dài, mưng mủ, chảy máu tại vết mổ… thì cần tới gặp bác sĩ ngay để có phương án khắc phục kịp thời

Chế độ ăn uống

  • Thực hiện đúng đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là cách sử dụng các loại thuốc kê đơn như thuốc kháng sinh, giảm sưng nề, giảm đau…
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy hoạt động vận chuyển máu giúp vết thương nhanh lành
  • Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm chất thiết yếu như protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất chống oxy hóa 
  • Kiêng các thực phẩm gây cản trở sự chữa lành và ổn định form mũi hậu thẩm mỹ

thực phẩm không nên ăn

Chế độ sinh hoạt

  • Trong vòng 48 giờ đầu nên tránh vận động để cơ thể được nghỉ ngơi
  • Sau phẫu thuật, không gãi hoặc tác động mạnh vào vùng mũi vì có thể gây tụ máu và làm tổn thương vết mổ
  • Nên đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận khi ra đường để bảo vệ mũi khỏi bụi bẩn và nám do ánh nắng mặt trời (UV) 
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm khoảng 2 tuần đầu
  • Tuyệt đối không sử dụng sữa rửa mặt khi mới nâng mũi. Chỉ nên lau mặt nhẹ nhàng với khăn mềm
  • Có thể tắm và gội đầu bình thường tuy nhiên cần cẩn thận không để nước dính vào vùng mũi
  • Không đeo kính ít nhất 1 tháng kể từ ngày phẫu thuật
  • Thực hiện chế độ vận động hợp lý, theo đó nên kiêng các hoạt động như: xông hơi, bơi lội, chạy bộ, tennis… tối thiểu 4 tuần đầu

Những đắn đo xung quanh chủ đề nâng mũi bị mưng mủ đã được Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc giải đáp đầy đủ. Qua đây, bài viết cũng chia sẻ thêm về những lưu ý khi chăm sóc mũi tại gia giúp chiếc mũi hồi phục ổn định. Nếu còn câu hỏi nào muốn tìm hiểu dịch vụ thẩm mỹ mũi, vui lòng liên hệ tới hotline 1900.1920 để được tư vấn chi tiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *