Nâng mũi bị co rút: 8 nguyên nhân và cách xử lý

Nâng mũi bị co rút là biến chứng ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ của gương mặt cũng như tâm lý của khách hàng. Cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này trong bài viết dưới đây. 

Nâng mũi bị co rút là như thế nào?

Nâng mũi bị co rút là khi dáng mũi bị thay đổi cả bên trong và bên ngoài khiến các mô bị tổn thương, hình thành sẹo, làm cho đầu mũi hếch hoặc bị co dúm lại, trụ mũi biến dạng, da mũi dày, lộ lỗ mũi,…

Ngoài ra, tình trạng co rút thường đi kèm với viêm nhiễm hoặc sưng tấy, đỏ và ngứa rát đầu mũi. Nâng mũi bị co rút thường xảy ra với sụn nhân tạo nhiều hơn sụn tự thân. 

nâng mũi bị co rút

Nguyên nhân khiến nâng mũi bị co rút

Mũi bị co rút là biến chứng không ai mong muốn sau nâng mũi. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do: 

  • Cơ địa: Cơ địa nhạy cảm khó tương thích với các chất liệu độn, có nguy cơ cao bị sưng tấy, co rút, đào thải, nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử khoang mũi 
  • Tay nghề bác sĩ: Bác sĩ tay nghề kém, không có chuyên môn dễ mắc sai sót trong quá trình thực hiện, thao tác xâm lấn sâu, đặt sụn bị lệch, cắt gọt sụn không đúng kích thước,…
  • Sụn không tương thích: Chất liệu sụn nâng mũi kém chất lượng sẽ bị cơ thể đào thải, làm mũi biến dạng, viêm nhiễm và bị co rút 
  • Co thắt bao xơ: Tình trạng mô mũi bị tổn thương quá mức, bao xơ quá dày chính là tác nhân gây co thắt bao xơ, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kết quả làm đẹp 
  • Vết thương mũi bị nhiễm trùng: Quá trình phẫu thuật không an toàn hoặc vệ sinh mũi sai cách dễ gây ra tình trạng nâng mũi bị nhiễm trùng và dẫn đến có rút, đau nhức dữ dội
  • Tháo sụn nhưng không đặt lại sụn mới: Nhiều bác sĩ sẽ thực hiện cấy mỡ trung bì để tạm thời định hình dáng mũi trước khi đặt sụn mới, chính điều này cũng khiến mũi bị co rút
  • Chế độ chăm sóc hậu phẫu: Việc vệ sinh không đúng cách, không tuân thủ hướng dẫn kiêng khem cũng là nguyên nhân khiến mũi bị tổn thương
  • Sửa mũi quá nhiều lần: Việc sửa mũi quá nhiều khiến da, mô cơ, sụn trở nên nhạy cảm hơn, cánh mũi bị yếu cũng khiến mũi bị co rút, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử 

nhiễm trùng mũi

Nâng mũi bị co rút phải làm sao?

Nâng mũi bị co rút là biến chứng vô cùng nguy hiểm và mọi người không thể tự xử lý tại nhà. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và giải quyết ngay khi có dấu hiệu biến chứng.

Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành tháo sụn mũi để loại bỏ các mô sẹo co rút xung quanh. Tiếp theo sẽ đặt miếng ghép mở rộng vách ngăn, nâng cao sống mũi và sử dụng sụn tai bọc đầu mũi. Cuối cùng, bác sĩ tiến hành băng và nẹp để cố định dáng mũi. 

Trong thời gian này, mọi người vẫn thực hiện đầy đủ các chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, hoạt động theo chỉ định của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất sau 1 – 2 tháng. 

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT NGAY

Địa chỉ sửa mũi an toàn không lo biến chứng

Là địa chỉ nâng mũi uy tín với hơn 27 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc được nhiều người tin tưởng và lựa chọn để trải nghiệm các dịch vụ làm đẹp, đặc biệt là thẩm mỹ mũi bởi những ưu thế vượt trội: 

  • Địa chỉ thẩm mỹ được Bộ Y Tế cấp phép hoạt động
  • Đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu
  • Quy trình thực hiện đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế
  • Hệ thống phòng mổ vô khuẩn, trang thiết bị phẫu thuật hiện đại
  • Phòng hậu phẫu với đầy đủ tiện nghi chuẩn 5 sao
  • Chất liệu sụn chính hãng, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Công nghệ tân tiến được chuyển giao từ các nước có nền thẩm mỹ phát triển
  • Chế độ chăm sóc chu đáo, tận tâm, nhiệt tình
  • Chế độ bảo hành lâu dài, uy tín, chuyên nghiệp
  • Nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho mọi khách hàng

ưu đãi từ thu cúc

Lưu ý để hạn chế tình trạng mũi bị co rút sau nâng

Để hạn chế tình trạng mũi bị co rút sau nâng, mọi người cần nắm rõ tầm quan trọng của việc chuẩn bị trước và sau nâng mũi. 

Trước nâng mũi 

  • Tìm hiểu kỹ về công nghệ thực hiện, chất liệu sụn, phương pháp
  • Lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm 
  • Giữ tinh thần thật thoải mái
  • Chuẩn bị sức khỏe tốt: Không nâng mũi khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai,… hạn chế thức khuya, không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá… 
  • Thông báo đầy đủ cho bác sĩ về tiểu sử bệnh, các loại thuốc, thực phẩm chức năng đã và đang sử dụng

Sau nâng mũi 

  • Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống thuốc
  • Về cách chăm sóc: Vệ sinh mũi, chườm mát, không tự ý tháo băng, nẹp cố định, kiêng nước,…
  • Về thực đơn dinh dưỡng: Kiêng những thực phẩm như đồ tanh (cá, tôm, mực,..),  thịt đỏ (thịt dê, thịt bò, thịt bê,…), đồ cay (tiêu, tỏi, ớt,…), hoa quả tính nóng (mận, mít, nhãn, xoài, vải,…), đồ ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên, mì tôm,…)
  • Về chế độ sinh hoạt: Không tham gia các hoạt động vận động như bơi lội, tennis,… không nắn, bóp, gãi vùng mũi, tránh ánh nắng trực tiếp, hạn chế sử dụng mỹ phẩm,…
  • Tái khám theo theo lịch hẹn hoặc ngay khi xuất hiện triệu chứng bất thường

Mong rằng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp mọi người giải đáp được băn khoăn xoay quanh vấn đề nâng mũi bị co rút. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp mọi người có thể liên hệ trực tiếp tới hotline 1900.1920 để được tư vấn cụ thể nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 – Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *