Sau nâng mũi, cách lựa chọn thực phẩm tác động rất lớn đến hiệu quả thẩm mỹ. Theo đó, nhiều người thắc mắc nâng mũi ăn dưa lưới được không? Trong bài viết dưới đây, Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc sẽ giúp mọi người tìm hiểu về vấn đề này.
Nội dung chính
Nâng mũi ăn dưa lưới được không?
Sau khi nâng mũi, mọi người hoàn toàn có thể ăn dưa lưới để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Loại quả này chứa tới 2020μg beta – carotene. Đây là một hoạt chất rất tốt cho người mới thực hiện phẫu thuật nhờ khả năng bảo vệ tế bào và hỗ trợ tăng cường miễn dịch.
Đồng thời, vitamin B6 có trong dưa lưới (DV22%) cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ vết thương khỏi tình trạng mụn viêm và nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra, dưa lưới còn là nguồn cung dồi dào các hoạt chất như vitamin C, chất xơ, sắt, canxi… giúp cơ thể khỏe mạnh và quá trình hồi phục diễn ra “trơn tru”.
Lợi ích khi ăn dưa lưới đối với sức khỏe
Dưa lưới được nhiều người yêu thích không chỉ bởi dư vị ngọt mát, thanh mát mà còn nhờ những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
- Củng cố sức mạnh cho hệ miễn dịch
- Cải thiện thị lực giúp đôi mắt sáng khỏe
- Hỗ trợ kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa xơ vữa động mạnh, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch
- Thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa giúp đường ruột khỏe mạnh, hạn chế đầy hơi, táo bón
- Nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, đồng thời giúp sợi tóc chắc khỏe, hạn chế tình trạng rụng tóc
Lưu ý khi ăn dưa lưới sau nâng mũi
Ăn dưa lưới đúng cách là cần thiết để loại quả này phát huy tối đa công dụng đối với sức khỏe:
- Nên rửa sạch vỏ dưa bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn để đảm bảo an toàn thực phẩm
- Chỉ nên bổ sung dưa lưới từ 1 – 2 buổi trong tuần và tối đa 100g/lần
- Người có cơ địa hàn lạnh, đang bị cảm, sốt hoặc có vấn đề về thận, ruột… thì không nên ăn dưa lưới
Những loại thực phẩm nên ăn sau khi nâng mũi
Bên cạnh dưa lưới, mọi người cũng có thể sử dụng một số loại thực phẩm sau để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà không sợ làm ảnh hưởng tới quá trình hồi phục.
- Thịt lợn: Sở hữu protein chất lượng cao và axit amin cần thiết để tái tạo mô cơ giúp vết thương nhanh lành
- Thực phẩm chứa sắt: Gan động vật, huyết… hỗ trợ quá trình tạo máu trong cơ thể
- Các loại quả mọng: Mâm xôi, nho, việt quất xanh, dâu tây … giúp đẩy nhanh tốc độ liền vết thương, hạn chế tình trạng mưng mủ, sẹo thâm, sẹo lồi
- Rau củ quả có màu đậm, lạ: Cà rốt, ớt chuông, súp lơ, rau bina, khoai lang… chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng chống viêm giảm sưng, tăng đề kháng và làm mờ vết thâm
- Các loại hạt và ngũ cốc: Giúp bổ sung chất béo thực vật làm tăng khả năng hấp thụ vitamin theo đó giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh
Cách chăm sóc mũi sau khi phẫu thuật
Để chiếc mũi sớm gom form thon gọn, thanh thoát, mọi người cần đặc biệt chú ý một số vấn đề quan trọng sau:
Cách thức vệ sinh mũi
- Vệ sinh khu vực mũi và vết mổ đúng cách kết hợp với thay băng hàng ngày trong khoảng 1 tuần đầu
- Chườm mát tích cực trong vòng 2 ngày đầu để giảm tình trạng sưng nề, đau tấy. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tránh để nước đá chảy ra làm ảnh hưởng vết mổ
- Chuyển sang chườm ấm sau ngày thứ 3 tại các khu vực bị bầm tím
- Súc miệng thường xuyên (mỗi 2 tiếng) để hạn chế tình trạng chảy dịch xuống miệng
- Sử dụng nẹp mũi định hình để bảo vệ dáng mũi trong ít nhất 2 tháng đầu
- Không tự tháo nẹp và phần băng cố định trên mũi khi chưa được sự cho phép của bác sĩ phụ trách
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào của cơ thể như sưng nề kéo dài, mưng mủ, chảy máu tại vết mổ… thì cần tới gặp bác sĩ ngay để có phương án khắc phục kịp thời
Chế độ ăn uống
- Thực hiện đúng đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là cách sử dụng các loại thuốc kê đơn như thuốc kháng sinh, giảm sưng nề, giảm đau…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy hoạt động vận chuyển máu giúp vết thương lâu lành
- Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm chất thiết yếu như protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất chống oxy hóa
- Tránh ăn các món khó nhai, có kết cấu cứng hoặc quá dai… có thể khiến cơ hàm phải hoạt động quá sức, từ đó tạo áp lực lên cấu trúc mũi khiến mũi bị lệch, trượt…
- Kiêng các thực phẩm gây cản trở quá trình hồi phục như rau muống, thịt bò, gia cầm, hải sản, đồ nếp, đồ cay nóng, chất kích thích…
Chế độ sinh hoạt
- Trong vòng 48 giờ đầu nên tránh vận động để cơ thể được nghỉ ngơi
- Sau phẫu thuật, không gãi hoặc tác động mạnh vào vùng mũi vì có thể gây tụ máu và làm tổn thương vết mổ
- Nên đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận khi ra đường để bảo vệ mũi khỏi bụi bẩn và nám do ánh nắng mặt trời (UV)
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm khoảng 2 tuần đầu
- Tuyệt đối không sử dụng sữa rửa mặt khi mới nâng mũi. Chỉ nên lau mặt nhẹ nhàng với khăn mềm
- Có thể tắm và gội đầu bình thường tuy nhiên cần cẩn thận không để nước dính vào vùng mũi
- Không đeo kính ít nhất 1 tháng kể từ ngày phẫu thuật
- Thực hiện chế độ vận động hợp lý, theo đó nên kiêng các hoạt động như: xông hơi, bơi lội, chạy bộ, tennis… tối thiểu 4 tuần đầu
Bài viết là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi nâng mũi ăn dưa lưới được không? Nếu còn điều gì chưa rõ về dịch vụ thẩm mỹ mũi, vui lòng liên hệ tới hotline 1900.1920 để được Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc tư vấn chính xác.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999