Nội dung chính
Nguyên nhân khiến phun môi xong bị nứt chảy máu
Tình trạng phun môi xong bị nứt chảy máu gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ môi. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này gồm:
- Công nghệ phun xăm lạc hậu: Các thiết bị phun xăm ứng dụng công nghệ cũ thường có đầu kim lớn với động cơ máy mạnh, tác động xâm lấn sâu tạo thành các vết nứt khiến môi rỉ máu
- Tay nghề kỹ thuật viên yếu kém: Việc kỹ thuật viên đi kim không đúng cách sẽ tạo các vết nứt sâu vào phần hạ bị môi. Hậu quả là môi bị chảy máu, khô nứt và bong tróc, sau đó lên sẹo xấu gây mất thẩm mỹ
- Mực phun kém chất lượng: Rất nhiều đơn vị vì lợi nhuận mà sử dụng các loại mực xăm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều hóa chất độc hại. Những chất này vào môi sẽ kích thích phản ứng dị ứng gây xuất huyết, nhiễm trùng…
- Dụng cụ xăm môi không được vệ sinh: Trong trường hợp máy móc/thiết bị phun xăm không được khử trùng, môi có thể bị viêm nhiễm, mưng mủ và chảy máu. Nguy hiểm hơn nữa là lây nhiễm chéo các căn bệnh như viêm gan B,C, mụn nước Herpes, HIV/AIDS…
- Chế độ chăm sóc không tốt: Chế độ chăm sóc môi tại nhà cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phun môi. Nếu mọi người không vệ sinh, chăm sóc và kiêng khem đúng cách thì môi nhiễm trùng, chảy máu là điều tất yếu
Phun môi xong bị khô nứt chảy máu có nguy hiểm không?
Hiện nay kỹ thuật phun xăm đã được cải tiến với đầu bút xăm siêu nhỏ giúp giảm thiểu tổn thương không đáng có khi thực hiện. Theo đó môi có thể bị sưng nứt và rớm máu nhưng sẽ sớm ngừng sau 1 – 2 tiếng nên không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp kim xăm đi sâu vào hạ bì môi làm tăng diện tích vết nứt gây xuất huyết nhiều. Đây là tình trạng nguy hiểm bởi nó thường đi kèm với các triệu chứng nóng rát, sưng tấy và đau nhức dữ dội. Nếu để lâu không giải quyết thì khả năng cao môi sẽ bị viêm loét, biến dạng và hoại tử sau đó.
Nứt môi chảy máu sau phun xăm phải làm sao?
Khi phát hiện môi nứt và chảy máu không có dấu hiệu ngừng thì mọi người cần đến gặp bác sĩ ngay. Tại buổi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng môi, bôi thuốc cầm máu và kê đơn thuốc kháng sinh nếu cần thiết. Sau đó mọi người có thể ra về và thực hiện chăm sóc môi/dùng thuốc tại nhà theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA
Cách phòng tránh tình trạng môi bị nứt và chảy máu sau phun xăm
Tuân thủ các bước chuẩn bị và chăm sóc môi phun xăm sẽ giúp gia tăng tỷ lệ thành công của liệu trình và hạn chế biến chứng. Cụ thể:
Trước khi thực hiện
- Lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động hợp pháp
- Tìm hiểu trình độ chuyên môn và số năm kinh nghiệm của kỹ thuật viên
- Tiến hành test phản ứng dị ứng với thuốc tê
- Thông báo cho bác sĩ nếu đang điều trị bệnh ngoài da, tan máu…
- Tham vấn ý kiến bác sĩ về thời gian cần ngừng uống một số loại thuốc điều trị/thực phẩm bổ sung trước khi phun môi
- Ăn uống và nghỉ ngơi theo chế độ khoa học để đảm bảo sức khỏe và tinh thần luôn ở trạng thái tốt nhất
Chăm sóc sau khi thực hiện xong
- Uống thuốc đúng liều lượng và bôi kem chống sẹo theo chỉ định
- Tuyệt đối không gãi môi, cạo vảy, để lớp vảy môi bong ra tự nhiên
- Vệ sinh môi và răng miệng bằng nước muối pha loãng. Chú ý kiêng nước nước sinh hoạt và đánh răng trong 3 – 5 ngày đầu
- Chườm mát và chườm ấm giúp môi giảm sưng nề, đau rát. Lưu ý lót một lớp khăn thấm nước và không áp túi chườm trực tiếp lên môi
- Hạn chế vận động mạnh, nhai nuốt thức ăn cứng, há miệng to, liếm môi, cười lớn, hôn môi, nằm ngủ nghiêng/úp sấp đè ép vùng môi…
- Ngưng dùng son màu và trang điểm cho đến khi môi hồi phục hoàn toàn
- Khi môi mới phun xong cần đeo khẩu trang bảo vệ môi khỏi bụi bẩn và ánh nắng mặt trời
- Uống nhiều nước và bổ sung các loại vitamin từ rau củ quả
- Tăng cường dinh dưỡng bằng cách thay đổi thực đơn hàng ngày gồm: thịt heo, đậu phụ, sữa tươi, đậu phộng, cà rốt, bí đỏ, bơ, chanh, cam…
- Tránh ăn những thực phẩm gây kích ứng môi và hình thành sẹo như thịt bò, trứng, hải sản, rau muống, đồ nếp, thịt gia cầm, tỏi, ớt, tiêu, pizza…
- Không dùng bia rượu và các chất kích thích có thể tương tác với thuốc được kê đơn gây tác dụng phụ
- Tái khám đúng lịch hẹn hoặc ngay khi môi có dấu hiệu bất thường
Bài viết trên của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc đã giúp mọi người đã nắm rõ cách khắc phục khi phun môi xong bị nứt chảy máu. Mọi thắc mắc khác về dịch vụ phun xăm thẩm mỹ môi vui lòng gọi trực tiếp số hotline 1900.1920 để được giải đáp.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999