Cách nhận biết và khắc phục phun môi bị bầm tím 

Phun môi bị bầm tím là tình trạng hiếm gặp sau xăm môi nhưng cũng khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng. Vậy khi môi bị bầm tím cần khắc phục như thế nào? Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc sẽ hướng dẫn các bước chi tiết trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết phun môi bị bầm tím?

Sau phun môi, vì một số lý do mà máu bầm không tan, tích tụ dưới da khiến môi phun bị bầm tím. Khi đó, mọi người có thể quan sát rõ bằng mắt thường các mảng thâm, bầm tím ở viền môi hoặc vùng môi. Ngoài ra, vùng môi cũng sẽ có hiện tượng sưng tấy, châm chích nhưng không quá nghiêm trọng.

phun môi bị bầm tím 

Phun môi bị thâm tím có nguy hiểm không?

Theo chia sẻ của đội ngũ bác sĩ chuyên môn tại Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc, phun môi bị tụ màu bầm tuy ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ nhưng không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi đây là phản ứng bình thường của cơ thể sau phun xăm, thường sẽ tự biến mất sau 3 – 5 ngày.

Tuy nhiên, nếu môi bị bầm tím kéo dài, đồng thời kèm theo hiện tượng mụn nước, sưng viêm, tấy đỏ… đó chính là dấu hiệu biến chứng. Khi đó, mọi người cần đi khám ngay để bác sĩ kiểm tra và đưa ra cách khắc phục kịp thời. 

Nguyên nhân phun môi xong bị bầm tím kéo dài?

Nếu mọi người thấy môi sau phun bị tụ máu, thâm đen thì rất có thể là do những nguyên nhân dưới đây:

  • Cơ địa: Bản chất cơ địa mẫn cảm, dễ bị bầm tím thì phun môi cũng có nguy cơ cao bị thâm tím. Theo đó, người cơ địa “dữ”, càng nhạy cảm thì mức độ bầm tím của môi sau phun càng nghiêm trọng và ngược lại
  • Tay nghề kỹ thuật viên: Kỹ thuật viên có tay nghề kém, thao tác kim xăm xâm lấn quá sâu sẽ gia tăng mức độ tổn thương của mô tế bào môi. Theo đó gây ra tình trạng máu bầm tích tụ khiến môi sau phun trông tím tái, thâm xỉn
  • Công nghệ phun xăm lạc hậu: Việc áp dụng công nghệ lỗi thời, đầu kim thô to cũng đồng nghĩa với tỷ lệ rủi ro, biến chứng cao. Trong đó khả năng cao môi sẽ bị bầm tím, thâm xỉn hơn trước lúc phun, nhiễm trùng, mưng mủ…
  • Mực phun kém chất lượng: Các tạp chất có trong mực xăm vô cơ, kém chất lượng sẽ gây kích ứng, viêm nhiễm, bầm tím môi… Hơn nữa, những chất này cũng sẽ kích thích sản sinh hắc sắc tố melanin khiến môi lên màu loang lổ
  • Chế độ chăm sóc không tốt: Chăm sóc không đúng cách, thức khuya, hút thuốc, uống rượu, cà phê… cũng có thể khiến máu bầm không tan. Đồng thời thúc đẩy quá trình sản xuất, tích tụ melanin khiến môi bầm tím nặng hơn

Uống rượu

Cách khắc phục tình trạng phun môi bị bầm tím ?

Mọi người có thể khắc phục tình trạng phun môi bị tụ máu bầm chỉ với những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện ngay dưới đây:

Chườm mát giảm máu bầm

Để môi bớt bầm tím, mọi người chỉ cần bọc đá lạnh vào túi chườm, sau đó lăn nhẹ lên vùng da quanh môi. Biện pháp này sẽ giúp giải quyết hiệu quả tình trạng sưng nề, ứ bầm ở môi. Tuy nhiên mỗi ngày chỉ nên chườm 2 lần, mỗi lần 10 phút và không áp trực tiếp túi chườm lên môi gây bỏng lạnh.

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nếu phun môi bị bầm tím thì mọi người cần uống thuốc chỉ định bởi bác sĩ như Cephalexin, Acyclovir, Alpha Choay… Với liều lượng sử dụng thích hợp, tình trạng bầm tím, sưng đau của môi sẽ nhanh chóng được khắc phục. Ngoài ra, những thuốc này cũng có công dụng kháng viêm, bảo vệ môi khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.

Thuốc uống Alpha Choay

Thăm khám bác sĩ

Khi môi bị tụ máu kèm theo dấu hiệu viêm nhiễm thì mọi người cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Vì đó có thể là những biểu hiện phun môi hỏng, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe. Khi đi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng môi và tư vấn biện pháp khắc phục hiệu quả, tránh để lại biến chứng sau này.

NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP TỪ CHUYÊN GIA TẠI ĐÂY

Lưu ý để hạn chế tình trạng môi bị bầm tím sau phun xăm

Việc chăm sóc môi sau phun ngăn tình trạng bị bầm tím không hề khó khi mọi người làm theo hướng dẫn dưới đây:

  • Để môi bong vảy tự nhiên, không tự ý dùng tay bóc hay cạy vảy
  • Uống thuốc và thoa thuốc chống sẹo theo chỉ định của bác sĩ
  • Không để môi tiếp xúc với nước sinh hoạt, dầu gội, kem đánh răng, xà phòng… trong 3 – 5 ngày đầu
  • Dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý và lau rửa môi nhẹ nhàng
  • Thay vì đánh răng hãy dùng nước súc miệng có thành phần dịu nhẹ, không chứa cồn
  • Chườm mát kết hợp chườm ấm giúp môi bớt bầm tím, sưng đau
  • Không thực hiện vận động mạnh, hôn môi, cắn môi, nhai nuốt đồ ăn cứng, tô son, khi ngủ úp mặt/nghiêng người đè ép vùng môi…
  • Nếu ra ngoài cần đeo khẩu trang bảo vệ môi khỏi khói bụi và tia UV
  • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày. Ngoài ra nên bổ sung nước ép rau củ quả, sữa tươi, sữa chua…
  • Lên kế hoạch ăn uống lành mạnh với các thực phẩm: thịt nạc heo, ngũ cốc, cà chua, cà rốt, dứa, cam, củ dền, khoai lang đỏ, bí ngô, các loại đậu…
  • Không ăn các thực phẩm làm tăng sắc tố môi và kích thích tạo sẹo như thịt bò, dê, gà, ngan, ngỗng, trứng, rau muống, tôm, cá, cua…
  • Tránh sử dụng các chất kích thích và rượu bia gây cản trở lưu thông máu, khiến môi bị bầm tím, sưng viêm nặng
  • Tái khám đúng lịch hẹn với chuyên viên

Súc miệng nước muối

Địa chỉ phun môi uy tín, chất lượng không lo bầm tím xuất hiện

Với hơn 28 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc là địa chỉ làm đẹp nổi tiếng được nhiều khách hàng tin tưởng. Dịch vụ phun xăm thẩm mỹ môi của Thu Cúc đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe như sau:

  • Là đơn vị uy tín được Bộ Y tế cấp phép hoạt động
  • Đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm thăm khám và tư vấn trực tiếp
  • Quy trình phun môi đảm bảo vô trùng, đạt chuẩn an toàn y khoa
  • Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến, được xây dựng theo tiêu chuẩn bệnh viện khách sạn 5 sao
  • Ứng dụng kỹ thuật chế tác màu mực và cảm biến tế bào da độc quyền
  • Sử dụng mực xăm Organic nhập khẩu từ Mỹ với bảng màu đa dạng 
  • Dịch vụ chăm sóc, tư vấn miễn phí đi kèm chế độ bảo hành dài hạn

Bài viết trên của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc giúp mọi người hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục phun môi bị bầm tím. Mọi thắc mắc khác về dịch vụ phun môi vui lòng liên hệ trực tiếp tới tổng đài 1900.1920 để được hỗ trợ tốt hơn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 – Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *