Nội dung chính
Tầm quan trọng của kiêng khem sau khi cắt môi bé
Khu vực vùng kín của phụ nữ vốn dễ bị tổn thương do biểu mô ở đây khá mỏng và sở hữu hệ thống dây thần kinh bề mặt dày đặc. Chính vì vậy sau khi thẩm mỹ môi bé, khu vực này thậm chí trở nên nhạy cảm với bất kỳ tác nhân bất lợi nào từ môi trường.
Trong đó đáng chú ý phải kể đến những biến chứng nguy hiểm từ việc ăn uống không kiêng cữ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái tạo mô và có thể trở thành tác nhân khiến “cô bé” bị viêm, nhiễm trùng… hoặc lên sẹo lồi cứng kém thẩm mỹ và làm giảm độ mẫn cảm.
Cắt môi bé kiêng ăn gì cho mau lành?
Kiêng 7 nhóm thực phẩm này sẽ giúp “cô bé” tránh xa các biến chứng không mong muốn:
- Thực phẩm gây sẹo và làm tăng sắc tố da: Thịt đỏ, gia cầm, rau muống và các loại trứng không chỉ khiến vùng da “cô bé” lên sẹo sần, thô ráp mà còn làm thay đổi màu sắc 2 cánh môi trở nên thâm sạm, nổi đốm trắng kém tinh tế
- Thực phẩm dễ gây kích ứng: Hải sản và đồ nếp dễ khiến cô bé bị nổi mẩn, ngứa ngáy hoặc thậm chí là ủ mủ, nhiễm trùng
- Thực phẩm có vị mặn đậm (nhiều muối): Nước mắm, mắm tôm, xì dầu, tương bần… là tác nhân chính khiến vết mổ khó liền do thiếu ẩm, mất nước
- Thức ăn nhanh và đồ cay: Các món chiên, rán, nhiều tiêu ớt… không chỉ làm chậm quá trình chuyển hóa mà còn khiến miệng vết mổ tấy đỏ, sưng rát nghiêm trọng. Ngoài ra nếu tiêu thụ quá nhiều còn có thể khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn
- Sản phẩm có chứa chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, nước tăng lực… có thể làm giảm tác dụng hoặc kích phát các phản ứng không mong muốn với thuốc kê đơn khiến quá trình hồi phục “nhiễu loạn”
Cắt môi bé xong kiêng ăn trong bao lâu?
Hậu thẩm mỹ, “cô bé” sẽ cần tối thiểu 14 ngày để liền miệng vết thương và hơn 3 tháng để hồi phục hoàn toàn. Theo đó, mọi người nên cân nhắc kiêng ăn từ 2 – 3 tháng để bảo đảm quá trình lành thương diễn ra suôn sẻ.
Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố như cơ địa, môi trường hay cách chăm sóc… Vì vậy hãy đảm bảo “cô bé” được chữa lành trong điều kiện tốt nhất và chỉ trở lại sau khi vết mổ đã hoàn toàn ổn định.
Những thực phẩm cần bổ sung sau khi cắt môi bé
Việc cắt giảm nguồn thực phẩm có thể sẽ khiến thực đơn ăn uống kém đa dạng hơn. Tuy vậy, mọi người vẫn có thể chọn thực phẩm thuộc các nhóm dưới đây để làm phong phú bữa cơm hàng ngày.
- Thịt lợn: Hàm lượng protein và axit amin có trong loại thịt này vừa đủ để đảm bảo quá trình tái tạo mô vùng kín diễn ra ổn định mà không kích phát biến chứng tiêu cực
- Các loại quả mọng: Mâm xôi, nho, việt quất xanh, dâu tây… chứa nhiều dưỡng chất có lợi như vitamin A, C, B… và khoáng chất giúp giảm sưng viêm và giảm tình trạng tính tụ mủ bên dưới vết mổ
- Rau củ quả có màu đậm, lạ: Cà rốt, ớt chuông, súp lơ, rau bina, khoai lang… có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa từ đó, hạn chế tình trạng chướng bụng, đầy hơi… đặc biệt là táo bón hậu mổ
- Các loại hạt và ngũ cốc: Giúp bổ sung chất béo thực vật làm tăng khả năng hấp thụ vitamin theo đó giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh
Về cơ bản, mọi người nên tối giản thực phẩm và cách chế biến, chỉ nên chọn các món ăn lành tính, dễ ăn, dễ tiêu trong thời điểm này.
Ngoài ăn uống, cắt môi bé cần kiêng gì?
Sau phẫu thuật, bên cạnh vấn đề ăn uống thì mọi người cũng nên cẩn thận trong công tác vệ sinh và sinh hoạt hàng ngày, cụ thể:
Trong cách vệ sinh
- Cách ly vùng kín với nước và chất tẩy rửa bao gồm: sữa tắm, dung dịch vệ sinh…
- Không tắm xối nước, ngâm bồn trong thời gian đầu
- Tuyệt đối không sử dụng lại băng và tấm lót y tế sau khi vệ sinh
- Tránh sử dụng giấy vệ sinh để làm sạch “cô bé”
Các hoạt động sinh hoạt
- Hạn chế sờ, chạm tay vào vùng kín
- Tránh lựa chọn trang phục bó sát hoặc có chất liệu cứng, thô ráp…
- Không mang, vác hay bê đồ nặng để tránh sơ suất làm vết mổ bị rách
- Không thực hiện các hoạt động “ân ái” vợ chồng ít nhất 2 tháng sau phẫu thuật
- Tạm dừng các hoạt động tập luyện nặng như gym, đạp xe, bơi lội…
Lưu ý khi chăm sóc cô bé sau phẫu thuật
Xuyên suốt giai đoạn chăm sóc hậu thẩm mỹ vùng kín có một số thói quen mà mọi người rất hay mắc phải như:
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về cách sử dụng và liều lượng được kê trong đơn thuốc
- Vệ sinh vết mổ với bông băng y tế và nước muối sinh lý để không bị mùi và viêm âm đạo
- Chườm lạnh để giảm sưng nề vùng kín, sau khoảng 2-4 ngày thì chuyển sang chườm ấm để làm tan vết bầm
- Chỉ mặc quần áo và đồ lót có chất liệu mềm, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt. Nên ưu tiên đồ size lớn, rộng và không bó sát như váy, quần baggy…
- Tái khám theo lịch đã hẹn trước với bác sĩ. Trừ các trường hợp xuất hiện triệu chứng lạ, bất thường như chảy máu âm đạo, đau rát liên tục, tiểu không tự chủ…
Trên đây là những thông tin xoay quanh chủ đề cắt môi bé kiêng ăn gì. Nếu mọi người còn thắc mắc nào chưa được giải đáp, vui lòng liên hệ tới hotline 1900.1920 để được tổng đài viên tại Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc hỗ trợ chi tiết nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999