Tháo sụn mũi là gì? Tại sao phải tháo sụn nâng mũi?

Nâng mũi không may bị biến chứng thì tháo sụn mũi chính là giải pháp “cứu thua” được chỉ định nhiều nhất. Theo dõi bài viết dưới đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc để có cái nhìn toàn cảnh về phương pháp này.

Tháo sụn mũi là như thế nào?

Tháo sụn mũi là thủ thuật thẩm mỹ đơn giản, được chỉ định khi chiếc mũi sau phẫu thuật nâng mũi gặp biến chứng hoặc đơn giản là không còn phù hợp với gương mặt.

Tiểu phẫu này sẽ can thiệp trực tiếp vào sâu bên trong cấu trúc mũi để đưa chất liệu độn ra ngoài thông qua vết rạch nhỏ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện thêm các thủ thuật đặc biệt nhằm loại bỏ “tàn dư” từ biến chứng trước đó.

tháo sụn mũi

Đối tượng chỉ định rút chất liệu nâng mũi

Rút sụn nâng mũi là quyết định khó khăn đối với nhiều người. Tuy nhiên, đây có thể là phương án cần thiết hoặc khẩn cấp đối với một số trường hợp cụ thể như:

  • Dáng mũi mới không phù hợp với gương mặt (quá cao, quá dài…) hoặc do chủ ý của người nâng
  • Người bị dị ứng với chất liệu sụn nâng khiến mũi bị mưng mủ, sưng đỏ, nhiễm trùng… nghiêm trọng
  • Người bị biến chứng hậu nâng mũi (co rút, lộ chất liệu sụn, thủng đầu mũi…)
  • Người bị lệch vẹo mũi, tụt sụn hay biến dạng… do va chạm mạnh, chấn thương, tai nạn
  • Cần tháo sụn sau thời gian dài sử dụng

Nâng mũi bao lâu được phẫu thuật tháo sụn?

Việc xác định thời điểm tháo sụn mũi sau nâng phù hợp cần được cân nhắc dựa trên tình trạng mũi. Thực tế, mọi người có thể rút sụn mũi ngay từ tháng thứ nhất sau khi đặt do lúc này sụn nâng chưa cố định chặt vào tổ chức mô xung quanh.

Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng, nếu mọi người có chủ ý tháo sụn mũi, hãy thực hiện điều này sau tháng thứ 3 hoặc thứ 6 để đảm bảo cơ thể đủ sức khỏe bước vào 1 cuộc phẫu thuật khác.

Phẫu thuật tháo sụn mũi là cần thiết hoặc khẩn cấp đối với các trường hợp nâng mũi bị co rút, đầu mũi bóng đỏ hay tụt sụn mũi… Việc tiến hành điều trị sớm, kịp thời sẽ giúp mọi người tránh được những rủi ro sau:

  • Tình trạng sẹo lồi, sẹo xấu kém thẩm mỹ trên mũi
  • Sử dụng sụn không tương thích có thể khiến chúng bị cơ thể đào thải. Quá trình này sẽ hình thành các sợi xơ vữa bao quanh sụn khiến vùng này bị căng cứng, sưng đau dai dẳng
  • Da mũi có thể bị thủng làm sụn bị lòi ra ngoài và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến mũi bị viêm, nhiễm trùng hay thậm chí là hoại tử

nâng mũi bị nhiễm trùng

Tháo sụn mũi có trở lại bình thường không?

Sau khi nâng mũi, nếu quá trình hậu phẫu diễn ra thuận lợi, chiếc mũi sẽ sớm ổn định trở lại mà không xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào. 

Tuy nhiên, đối với các trường hợp buộc phải rút chất liệu mũi sớm do biến chứng thẩm mỹ hoặc chấn thương nặng, vùng mũi có thể khó trở lại như bình thường. Điều này được đội ngũ bác sĩ chuyên môn của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc lý giải như sau:

  • Va chạm mạnh do bất cẩn hoặc tai nạn sẽ làm tổn thương cấu trúc mũi (dập sống, khuyết chóp mũi…) và khiến việc hồi phục form mũi sau đó trở nên lệch lạc
  • Rút sụn đồng nghĩa với việc chiếc mũi sẽ mất đi “điểm tựa” khiến vùng da mũi bị chùng nhão
  • Phần da dư thừa có khuynh hướng di chuyển, co rúm để vừa với dáng mũi mới từ đó tạo ra các nếp gấp, nổi cộm dọc sống mũi gây mất thẩm mỹ

Để đảm bảo quá trình hậu phẫu diễn ra suôn sẻ, mọi người cần chú ý theo dõi tiến trình lành thương và thông báo ngay cho bác sĩ phụ trách khi nhận thấy dấu hiệu bất thường.

NGHI NGỜ MŨI BIẾN CHỨNG? GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢbtlh

Quy trình thực hiện rút chất liệu mũi

Tháo sụn mũi là quyết định quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sắc diện gương mặt và sức khỏe của cơ thể. Do đó, quá trình này cần được thực hiện cẩn thận theo các bước đã được quy định bới Bộ Y Tế, cụ thể:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn dựa trên những đánh giá ban đầu về tình trạng mũi từ đó, đưa ra phương án phụ hợp
  • Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát để sàng lọc các trường hợp không đủ điều kiện phẫu thuật và tiên đoán các tình huống có thể xảy ra khi thực hiện thủ thuật
  • Bước 3: Khử khuẩn và gây tê xung quanh khu vực mũi, mặt giúp quá trình mổ diễn ra an toàn, thoải mái
  • Bước 4: Thực hiện phẫu thuật tháo sụn đồng thời khắc phục biến chứng và điều chỉnh lại form mũi
  • Bước 5: Theo dõi và chăm sóc hậu phẫu để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mọi người ổn định

Chăm sóc hậu phẫu thuật

Chi phí tháo sụn mũi bao nhiêu tiền?

Để thực hiện rút chất liệu độn, mọi người thường phải chi trả từ 5 – 15 triệu đồng. Chi phí tháo sụn mũi sẽ chênh lệch giữa các địa chỉ thẩm mỹ do sự khác nhau về trình độ bác sĩ, chất lượng dịch vụ, chế độ hậu mãi… Ngoài ra, đánh giá về tình trạng mũi tại thời điểm cần rút sụn cũng ảnh hưởng đáng kể đến chi phí thực hiện. 

Địa chỉ tháo sụn mũi an toàn, uy tín hiện nay

Với bất kỳ lý do nào thì quyết định rút chất liệu độn cũng khiến chiếc mũi phải trải qua thêm 1 cuộc phẫu thuật. Hơn nữa, đây có thể là tiền đề cho ca tái nâng mũi lần 2. Do đó, mọi người nên cẩn trọng trước khi lựa chọn địa chỉ và bác sĩ thẩm mỹ uy tín, tránh ham rẻ, đánh đổi chất lượng để rồi “lãnh đủ” những tác hại khôn lường.

Với hơn 27 năm đồng hành cùng ngành thẩm mỹ, Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc tự hào đem đến vẻ đẹp hạnh phúc cho triệu triệu khách hàng. Đến với Thu Cúc, mọi người không chỉ sở hữu form mũi tự nhiên mà còn được hưởng những lợi ích sau:

  • Bệnh viện thẩm mỹ đạt chuẩn quốc tế được Bộ Y Tế tin tưởng cấp phép
  • Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm với trình độ chuyên môn cao
  • Cơ sở vật chất gồm hệ thống phòng mổ và phòng hậu phẫu đảm bảo tiêu chuẩn, được thiết kế theo mô hình bệnh viện khách sạn 5 sao đem tới những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng
  • Quy trình thăm khám và phẫu thuật được thực hiện bài bản, nghiêm ngặt
  • Ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến bậc nhất
  • Là đối tác chiến lược của nhiều hãng, tập đoàn thẩm mỹ trên toàn thế giới tại Hàn Quốc và Mỹ
  • Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chăm sóc khách hàng bằng cái tâm của người làm nghề
  • Địa chỉ làm đẹp được nhiều KOLs và người nổi tiếng tin tưởng lựa chọn
  • Là thương hiệu bệnh viện thẩm mỹ uy tín lâu đời được báo chí bình chọn

thẩm mỹ thu cúc

Biểu hiện bình thường sau khi phẫu thuật

Sau phẫu thuật, đây là những dấu hiệu tích cực cho thấy chiếc mũi đang dần khỏe lại:

  • Sưng phồng nhẹ ở những ngày đầu
  • Đau nhức mũi ở ngày thứ nhất và thứ 2
  • Xuất hiện tình trạng bầm tím, tụ máu quanh khu vực mổ
  • Khoảng 3 – 5 ngày đầu sẽ thấy da hơi co nhẹ dọc sống và chóp mũi

Tình trạng này sẽ sớm thuyên giảm sau tuần đầu tiên nên mọi người không cần quá lo lắng. Lúc này, hãy cho mũi được nghỉ ngơi và chăm sóc chu đáo để tạo điều kiện hồi phục tốt nhất.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Trong quá trình hồi phục hậu phẫu thuật, nếu mọi người nghi ngờ bất kỳ dấu hiệu bất thường nào từ mũi và cơ thể. Hãy liên hệ và tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có phương án xử lý kịp thời. Một số triệu chứng bất ổn có thể kể đến như:

  • Bầm tím lan rộng, sưng đau kéo dài bất thường sau phẫu thuật
  • Vết thương có dấu hiệu chảy mủ, nhiễm trùng
  • Sốt cao bất thường không rõ nguyên nhân
  • Quan sát thấy vết mổ bị lỏng, đứt chỉ hoặc bị rỉ dịch kèm máu
  • Rút sụn xong mũi bị co rút nhanh chóng, đầu mũi lõm, biến dạng

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN NHẬN NGAY TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi tháo sụn mũi

Tháo sụn mũi là thủ thuật thẩm mỹ nhằm khắc phục các vấn đề liên quan đến form dáng hoặc biến chứng sau nâng. Theo đó, những tổn thương từ 2 cuộc phẫu thuật sẽ khiến chiếc mũi trở nên nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng hơn bao giờ hết. 

Vậy lúc này, nên chăm sóc chiếc mũi như thế nào? Tháo sụn mũi cần kiêng gì? Đội ngũ bác sĩ chuyên môn của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc sẽ chia sẻ chi tiết bên dưới đây:

Cách thức vệ sinh mũi

  • Vệ sinh khu vực mũi và vết mổ đúng cách kết hợp với thay băng hàng ngày trong khoảng 1 tuần đầu 
  • Chườm mát tích cực trong vòng 2 ngày đầu để giảm tình trạng sưng nề, đau tấy. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tránh để nước đá chảy ra làm ảnh hưởng vết mổ
  • Chuyển sang chườm ấm sau ngày thứ 3 tại các khu vực bị bầm tím
  • Không tự tháo phần băng, gạc cố định trên mũi khi chưa được sự cho phép của bác sĩ phụ trách
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như sưng nề kéo dài, mưng mủ, chảy máu vết mổ… thì cần tới gặp bác sĩ ngay để có phương án khắc phục kịp thời

đi tái khám bác sĩ

Chế độ ăn uống

  • Thực hiện đúng đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là cách sử dụng các loại thuốc kê đơn như thuốc kháng sinh, giảm sưng nề, giảm đau…
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy hoạt động vận chuyển máu giúp vết thương nhanh lành
  • Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm chất thiết yếu như protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất chống oxy hóa
  • Kiêng các thực phẩm gây cản trở sự chữa lành mũi hậu phẫu thuật tháo sụn như thịt đỏ, gia cầm, đồ tanh, đồ nếp, rau muống hay chất kích thích…

Chế độ sinh hoạt

  • Trong vòng 48 giờ đầu nên tránh vận động để cơ thể được nghỉ ngơi
  • Sau phẫu thuật, không gãi hoặc tác động mạnh vào vùng mũi vì có thể gây tụ máu, tổn thương vết mổ
  • Nên che chắn cẩn thận khi ra đường để bảo vệ mũi khỏi bụi bẩn và nám do ánh nắng mặt trời (UV)
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm khoảng 2 tuần đầu
  • Tuyệt đối không sử dụng sữa rửa mặt khi mới rút sụn. Chỉ nên lau mặt nhẹ nhàng với khăn mềm
  • Không đeo kính ít nhất 1 tháng kể từ ngày phẫu thuật
  • Thực hiện chế độ vận động hợp lý, theo đó nên kiêng các hoạt động như xông hơi, bơi lội, chạy bộ, tennis… tối thiểu 4 tuần đầu

không hoạt động mạnh

Giải đáp một số thắc mắc liên quan

Dưới đây là một số thông tin thêm về thủ thuật rút sụn nâng mũi:

Tháo sụn mũi bao lâu thì lành?

Thời gian ổn định sau phẫu thuật rút sụn mũi thường ở khoảng giữa tuần thứ 2 và 4 của chu kỳ. Quá trình hồi phục có thể diễn ra nhanh hoặc chậm hơn dự kiến tùy thuộc vào các yếu tố như cơ địa, tình trạng mũi trước phẫu thuật hay cách chăm sóc sau đó… Trong giai đoạn này, mọi người nên tuân thủ đúng đủ những hướng dẫn và lưu ý từ bác sĩ để chiếc mũi chóng lành và sớm trở lại bình thường.

Tháo sụn mũi có bị co rút không?

Sau khi tháo sụn, chiếc mũi có thể bị co rút nếu giai đoạn trước đó phải chịu những biến chứng nghiêm trọng (viêm nhiễm, dị ứng…). Việc bóc tách khoang mũi lúc này cũng khó khăn hơn rất nhiều, đòi hỏi kỹ thuật tỉ mỉ để giảm thiểu những tổn thương thêm lên khu vực này.

Phần da dư thừa từ lần nâng mũi trước đó thường có xu hướng chùng xuống do sống mũi thấp khiến chúng không nhận được sự nâng đỡ cần thiết. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định đặt mỡ trung bì để hạn chế tình trạng co rút, “sụt lún” và biến dạng đầu mũi.

đặt trung bì mỡ

Tháo sụn mũi bao lâu thì nâng lại được?

Sức khỏe của chiếc mũi được đánh giá chủ yếu dựa trên phần mô mềm và cấu trúc xương. Theo lời khuyên từ đội ngũ bác sĩ chuyên môn của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu cúc, mọi người có thể thực hiện nâng mũi lần 2 bình thường sau cuộc tái phẫu rút sụn khoảng 3 – 6 tháng.

Thông thường lúc này, phần mô mũi sẽ lấy lại sự đàn hồi cần thiết và cấu trúc mũi ổn định tương đối để chuẩn bị cho lần đặt sụn tiếp theo. Do đó, mọi người không nên quá nôn nóng và nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để xác định thời điểm phù hợp nhất.

Bài viết trên đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh xung quanh thủ thuật tháo sụn mũi. Nếu còn điều gì chưa rõ về liên quan đến dịch vụ thẩm mỹ mũi, vui lòng liên hệ tới hotline 1900.1920 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 – Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *