Xăm môi có được ăn dứa không?

Một số người thắc mắc xăm môi có được ăn dứa không vì lo sợ dứa sẽ gây nóng trong, từ đó ảnh hưởng tới quá trình hồi phục và lên màu của môi. Để biết câu trả lời chính xác nhất, mời mọi người tiếp tục theo dõi bài viết sau đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc.  

Thành phần dinh dưỡng có trong quả dứa

Trước khi tìm hiểu xăm môi có được ăn dứa không, mọi người nên nắm được những thành phần dinh dưỡng có trong dứa. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100g dứa tươi bao gồm:

Thành phầnGiá trị dinh dưỡng
Nước86 g
Năng lượng50 kcal
Chất đạm0.54 g
Chất béo0.12 g
Chất xơ1.4 g
Đường9.85 g
Vitamin C47.8 mg
Vitamin B60.112 mg
Canxi13 mg
Mangan0.927 mg
Kali109 mg
Sắt0.29 mg

Xăm môi có được ăn dứa không?

Với nguồn dưỡng chất dồi dào kể trên, mọi người có thể ăn dứa bình thường sau khi phun xăm môi. Trên thực tế, dứa sẽ không gây ra tình trạng nóng trong mà còn có công dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể và làm dịu cảm giác châm chích sau phun xăm, rất có lợi cho quá trình phục hồi sau phun xăm môi bởi:

  • Dứa chứa chất bromelain có đặc tính chống viêm mạnh, rất hiệu quả trong việc giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng môi sau xăm
  • Vitamin C là chất thiết yếu đối với quá trình tổng hợp collagen để trẻ hóa làn da, ngăn ngừa nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa
  • Hàm lượng nước lớn giúp dưỡng ẩm và giữ môi luôn căng mọng, hạn chế tình trạng môi khô ráp, nứt nẻ, bong tróc

trái thơm

Lợi ích khi ăn dứa

Ăn dứa không chỉ hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lên màu môi mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể, bao gồm:

  • Cung cấp enzyme hỗ trợ hệ tiêu hóa
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư
  • Tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm
  • Giảm đau cho người bị viêm xương khớp
  • Giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả
  • Làm đẹp da, chống lão hóa

Lưu ý khi ăn dứa

Dứa có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu tới cơ thể nếu sử dụng không hợp lý. Theo đó, người vừa thực hiện phun xăm môi khi ăn dứa cần chú ý:

  • Tiêu thụ một lượng lớn dứa có thể gây đau bụng hoặc ợ chua
  • Không ăn dứa vào lúc đói do acid hữu cơ trong dứa làm tổn thương niêm mạc dạ dày và thành ruột
  • Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn dứa vì chất bromelain gây kích thích làm mềm cổ tử cung, dẫn đến chuyển dạ sớm thậm chí là sảy thai
  • Người đang gặp vấn đề về chảy máu (vết thương hở, chảy máu mũi, sốt xuất huyết,…) không nên ăn dứa vì bromelain ảnh hưởng việc đông máu
  • Ăn dứa chưa chín hoặc bị dập nát dễ dẫn đến ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy và kích ứng da

trái dứa xanh

Những thực phẩm nên bổ sung sau phun môi

Ngoài dứa, mọi người có thể tăng cường ăn những thực phẩm khác cũng cung cấp hàm lượng lớn vitamin C như cam, quýt, chanh,… hoặc có chất bromelain chống viêm hiệu quả như kiwi.

Dưới đây là danh sách những thực phẩm có thể hỗ trợ rút ngắn thời gian hồi phục sau phun xăm mà mọi người nên thêm vào thực đơn hàng ngày:

  • Thực phẩm giàu vitamin và nước: Cà chua, cà rốt, dưa chuột,… cung cấp lượng lớn nước và vitamin, kích thích tăng sinh collagen cho bờ môi luôn tươi trẻ và làn da chắc khỏe
  • Thực phẩm có chất chống oxy hóa: Trái cây, rau xanh, củ quả có màu đỏ cam,… có khả năng chống viêm sưng và tăng cường đề kháng cho cơ thể 
  • Thực phẩm giàu protein: Thịt lợn nạc, các loại đậu, sữa và các chế phẩm từ sữa,… đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào da giúp vết thương mau lành
  • Thực phẩm chứa sắt: Gan động vật, huyết, sữa tươi,… hỗ trợ quá trình tạo máu làm các sắc tố mực phun xăm chóng ổn định
  • Thực phẩm chứa chất béo từ thực vật: Các loại hạt, bơ, tinh dầu,… cung cấp chất béo có lợi nuôi dưỡng da môi chắc khỏe

Hướng dẫn cách chăm sóc môi sau phun xăm

Không chỉ bổ sung đủ chất dinh dưỡng, mọi người cũng nên lưu ý một vài điều khi chăm sóc môi phun xăm tại nhà như sau:

Những việc nên làm

  • Tránh nước dính vào môi trong tối thiểu 24 giờ đầu sau phun môi
  • Súc miệng bằng nước muối thay vì đánh răng trong 5 ngày đầu
  • Vệ sinh môi bằng cách sử dụng khăn mềm, sạch hoặc tăm bông y tế có thấm nước muối sinh lý để chấm nhẹ vùng môi
  • Bôi thuốc mỡ theo hướng dẫn của chuyên viên cho đến khi môi bong vảy
  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ môi khỏi tia UV và bụi bẩn
  • Uống đủ nước mỗi ngày và dùng ống hút khi uống
  • Kiêng các thực phẩm gây cản trở quá trình hồi phục như rau muống, thịt bò, gia cầm, hải sản, đồ nếp, đồ cay nóng, chất kích thích,…
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn

tái khám với bác sĩ

Những việc không nên làm

  • Tự ý bóc, cạy vảy mà không để môi bong da tự nhiên
  • Trang điểm hoặc dùng mỹ phẩm lên vùng môi
  • Chà xát mạnh, hôn môi, rửa mặt,… làm tổn thương môi
  • Tham gia các hoạt động bơi lội trong thời gian hồi phục

Bài viết trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề xăm môi có được ăn dứa không, cùng với đó là những điều cần chú ý khi ăn dứa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các phương pháp phun xăm thẩm mỹ môi, hãy liên hệ ngay Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc theo hotline 1900.1920 để được giải đáp chi tiết và nhanh chóng. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *