Hiện tượng nổi mụn nước sau phun môi có thể xảy ra nếu quá trình xăm và chăm sóc tại nhà không đúng chuẩn. Vậy xăm môi bị mụn nước bôi thuốc gì? Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Nguyên nhân môi bị nổi mụn nước sau khi phun xăm
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng nổi mụn nước sau phun xăm là do sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của các virus Herpes. Dưới đây là một số nguyên do chính dẫn đến sự có mặt của loại virus này:
- Tay nghề bác sĩ chưa vững, thiếu kinh nghiệm có thể dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện khiến môi bị tổn thương sâu và hình thành các vết mụn rộp
- Dụng cụ phun xăm không đảm bảo vệ sinh làm gia tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ… thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh nguy hiểm như HIV, viêm gan B…
- Ứng dụng công nghệ lỗi thời với mũi kim lớn, tần số rung cao có thể gây ra những tổn thương sâu rộng xuống dưới lớp biểu bì, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ
- Mực xăm chất lượng kém, nguồn gốc trôi nổi có thể bị pha tạp và chứa các chất gây hại cho sức khỏe. Loại mực này khi đưa vào cơ thể có thể khiến da bị kích ứng, nổi bọng nước, nhiễm trùng… nghiêm trọng
- Chế độ chăm sóc, kiêng cữ sai cách là lý do của nhiều biến chứng như mụn rộp, ngứa rát, thâm xỉn, sẹo lồi…
Xăm môi bị mụn nước bôi thuốc gì?
Khi bị mụn nước, da môi trở nên vô cùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Do đó, việc lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng môi hiện tại là rất quan trọng. Dưới đây là 4 loại thuốc bôi ngoài da thường được chỉ định để điều trị tình trạng xăm môi bị mụn nước.
Acyclovir
- Thành phần chính: hoạt chất Acyclovir
- Công dụng: Có khả năng kháng virus trực tiếp, từ đó ức chế sự gia tăng và lây lan của virus Herpes, giúp các nốt mụn nhanh lành
Nano Bạc
- Thành phần: Chủ yếu được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên như hành tây, lô hội, vitamin E, glycerin, hydroxypropyl methylcellulose, kali sorbat và nước tinh khiết
- Công dụng: Ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm, nổi mụn nước… Ngoài ra Nano Bạc còn có khả năng cấp ẩm giúp đôi môi đàn hồi và mềm mịn
Benzosali
- Thành phần chính: Acid Benzoic và Acid salicylic
- Công dụng: Điều trị một số bệnh da liễu như: mụn nước, vảy nến, nấm ngứa… Bôi Benzosali lên vết thương giúp giảm thiểu tình trạng sưng viêm, ngứa rát… từ đó làm dịu vùng da bị kích ứng
Benzac AC
- Thành phần chủ đạo: Benzoyl peroxide
- Công dụng: Hỗ trợ tiêu diệt tới 94% khuẩn HSV giúp làm giảm tình trạng mụn nước. Bên cạnh đó, Benzac AC còn có khả năng loại bỏ tế bào dư thừa, từ đó đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới
*Lưu ý:
- Nên tiến hành điều trị sớm nhất có thể để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của virus Herpes
- Rửa tay trước khi thao tác để tránh làm vết thương bị tổn thương
- Nên sử dụng tăm bông y tế để thoa thuốc lên môi
- Chỉ được bôi thuốc sau khi môi đã được làm sạch và vệ sinh cẩn thận với nước muối sinh lý
- Chỉ bôi thuốc lên các nốt mụn nước. Tuyệt đối không thoa lan sang các vùng da lành lân cận để tránh làm tình trạng mụn rộp thêm trầm trọng
Khi nào cần gặp bác sĩ
Sau khi phun xăm, các nốt bọng nước xuất hiện bất thường trên môi là dấu hiệu của việc môi bị nhiễm virus viêm da Herpes. Loại virus này có khả năng tăng trưởng rất nhanh. Theo đó, nếu để lâu có thể khiến HSV lan rộng sang các vùng da lân cận hoặc bùng phát ở các bộ phận khác trên cơ thể.
Vì vậy ngay khi phát hiện các vết mụn rộp trên môi, mọi người cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương án khắc phục phù hợp tránh để lâu, khó điều trị hoặc điều trị sai phương pháp gây ra những hậu quả khôn lường về sức khỏe.
Hướng dẫn cách chăm sóc môi sau phun xăm
Sau khi phun môi, mọi người nên chủ động lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe đôi môi tại nhà để ngăn chặn sự thâm nhập của các vi khuẩn có hại như virus Herpes. Một số lưu ý cần biết khi thực hiện chăm sóc môi sau xăm là:
- Tuân thủ đúng đủ theo chỉ định của bác sĩ
- Vệ sinh môi bằng bông và nước muối sinh lý mỗi ngày
- Hạn chế các hoạt động mạnh, cọ xát gây tổn thương môi: cười lớn, hôn môi…
- Tránh để môi tiếp xúc với nước và bụi bẩn, đặc biệt là 24 giờ đầu để tránh làm loang màu
- Không trang điểm hay sử dụng son trong khoảng 1 tuần đầu
- Hạn chế đánh răng và sử dụng sữa rửa mặt từ 5 – 7 ngày đầu tiên
- Uống đủ nước và nên sử dụng ống hút để uống nước
- Nên ăn các thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Tránh sử dụng các sản phẩm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả xăm môi như: chất kích thích, các món ăn chế biến từ thịt bò, hải sản. đồ nếp…
- Không can thiệp vào quá trình da bong (gãi, cạy, bóc…) mà nên để môi bong tự nhiên
- Tái khám theo đúng lịch hẹn
- Nên đeo khẩu trang khi ra đường để bảo vệ môi khỏi bụi bẩn và ánh nắng mặt trời (UV)
Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về chủ đề xăm môi bị mụn nước bôi thuốc gì, kèm theo đó là những lưu ý khi chăm sóc môi sau xăm giúp đôi môi mau lành và màu lên nét chuẩn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào chưa rõ, vui lòng gọi tới hotline 1900.1920 để được Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc giải đáp chính xác.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999