Nội dung chính
Phun môi trên da giả là gì?
Phun môi trên da giả là cách thực hành kỹ thuật của những người học phun môi. Trong đó, học viên sẽ luyện tập vẽ dáng môi và đi kim xăm mực tạo màu. Với kết cấu gần giống da thật, lớp da giả sẽ hiện màu môi như khi phun xăm ở người thật. Qua đó học viên có thể quan sát và tiến hành điều chỉnh sao cho đúng kỹ thuật.
Các loại da giả phổ biến dùng trong phun xăm môi
Da giả dùng để tập xăm môi thường được làm từ silicon hoặc các loại chất liệu khác tương tự da thật. Một số loại da giả phổ biến hiện nay là:
Da trơn silicon
Da trơn silicon là loại da giả được nhiều trung tâm dạy nghề sử dụng nhất. Loại da này có dạng hình chữ nhật, kích thước 14.5×19.5cm và dày khoảng 1cm. Bề mặt da trơn nhẵn, có độ đàn hồi tốt nên khó bị đâm rách. Màu da giả tiệp với màu trắng hoặc hồng của da thật, do đó cho hiệu ứng lên màu chân thực nhất.
Da 3D
Da 3D là phiên bản cải tiến của da trơn silicon với kết cấu và khuôn môi có sẵn như da thật. Nhờ đó học viên mới sẽ tiết kiệm được thời gian đo vẽ và phác thảo dáng môi. Đồng thời có thể tập trung làm quen với các thao tác đi kim chạm khắc môi.
Da 3D hình khuôn mặt
Da 3D dạng khuôn mặt làm từ silicon cao cấp, gồm các bộ phận, chi tiết tương đương với một gương mặt thật. Với cấu tạo này, học viên sẽ nhanh chóng quen thuộc với kết cấu khuôn mặt người thật. Theo đó luyện tập được kỹ thuật phun thêu hình dáng môi sao cho cân đối, hài hòa với ngũ quan nhất.
Đầu manocanh silicon mềm
Đầu manocanh làm từ chất liệu silicon mềm, được thiết kế mô phỏng đầu người. Lớp da giả phủ trên đầu có tính đàn hồi, mịn màng và cho hiệu ứng lên màu như da người thật. Hơn nữa, học viên sẽ tiết kiệm được chi phi khi có thể tháo rời, thay thế các bộ phận trên đầu và tái sử dụng cho lần luyện tập sau.
Lý do nên thực hành xăm môi trên da giả
Thực hành xăm môi trên da giả là một bước quan trọng trong quá trình học phun xăm môi. Có nhiều lý do để bạn nên thực hành xăm môi trên da giả, như sau:
- Nâng cao trình độ: Tần suất thực hành xăm môi càng nhiều thì học viên sẽ tiến bộ càng nhanh. Theo đó tay nghề của học viên sẽ dần được nâng cao, đạt được trình độ tiêu chuẩn để chuyển thành thợ phun chính thức
- Nhận ra được điểm yếu của bản thân: Việc luyện tập đều đặn sẽ giúp học viên phát hiện những lỗi thường mắc phải khi phun xăm. Qua đó kịp thời tìm ra cách sửa chữa sai sót, nâng cao tay nghề của bản thân
- Thành thạo sử dụng nhiều loại thiết bị phun xăm: Khi thực hành, học viên sẽ được tiếp xúc với nhiều máy móc, công cụ phun xăm khác nhau. Nhờ vậy mới có thể nắm vững cách sử dụng, thao tác thiết bị an toàn và chính xác
Chi tiết cách phun môi trên da giả
Mục đích của việc luyện tập phun môi trên da giả là để học viên thành thạo các bước phun môi. Do đó quy trình thực hiện sẽ tương tự khi phun môi trên da thật, nhưng được tối giản trong 2 bước dưới đây:
Bước 1: Phác thảo khuôn dáng môi trên da giả theo tỷ lệ thích hợp:
- Dùng dụng cụ đo vẽ phác thảo một khung hình chữ nhật với tỷ lệ 5×2.5cm
- Nối 2 điểm A, B ở chiều dài, 2 điểm này sẽ cắt ngang hình chữ nhật thành 2 phần theo tỷ lệ 1:1.5cm
- Tiếp tục đánh dấu và nối 4 điểm C, D, E, F ở chiều rộng trên, dưới chia hình chữ nhật thành 3 phần đều nhau
- Nối 2 điểm C, E với A và D, F với B tạo hình dáng môi ban đầu
- Tại điểm giao của đường thẳng CE, DF với AB đánh dấu 2 điểm G, H
- Nối chéo điểm G, H với 2 điểm C, D để cho hình tim môi
- Vẽ bo góc các đường kẻ vừa nối với nhau và xóa các đường nét thừa tạo thành dáng môi mềm mại
Bước 2: Phun môi trên da giả
- Cài đặt máy phun xăm để đảm bảo độ sâu của kim ở mức 0.3mm
- Nghiêng kim một góc 45 độ và di chuyển kim xăm trên bề mặt môi
- Đi kim từ 2 – 3 lần theo khuôn đã vẽ từ viền ngoài vào phần trong môi
- Di chuyển kim xăm theo hình bầu dục tại vùng khóe môi để tạo màu
Lưu ý khi thực hiện xăm môi trên da giả
Khi thực hành phun môi trên da giả, học viên cần chú ý hơn đến những điều quan trọng dưới đây:
Trước khi thực hiện
- Chọn mua dụng cụ thực hành tại địa chỉ phân phối uy tín
- Không sử dụng loại da kém chất lượng, bị rách, tối màu hoặc có vết bẩn
- Lựa chọn loại da giả phù hợp với kinh nghiệm của bản thân. Với người mới học thì dùng da 3D, còn nếu có kinh nghiệm thì dùng da trơn silicon, đầu manocanh…
- Sử dụng mực và thiết bị phun xăm phù hợp với từng loại da giả
Trong quá trình thực hành
- Lắng nghe hướng dẫn từ giáo viên và kịp thời trao đổi nếu có thắc mắc
- Duy trì việc luyện tập đều đặn mỗi ngày
- Thực hành xăm môi với nhiều kỹ thuật và các loại máy móc khác nhau
- Duy trì độ sâu của kim ở mức 0.3mm và không đi kim quá 3 lần trên 1 vị trí khiến môi bị rách, chảy máu
- Chỉ phun xăm trong vòng 45 phút, tránh phun môi quá thời gian gây tổn thương môi nghiêm trọng
Trên đây là hướng dẫn chi tiết các bước thực hành phun môi trên da giả của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc. Mọi câu hỏi khác về dịch vụ phun xăm thẩm mỹ môi vui lòng liên hệ trực tiếp tới tổng đài 1900.1920 để được tư vấn cụ thể hơn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999