Nội dung chính
Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bám màu của môi
Môi có bám màu hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó:
- Nền môi: Nền môi gốc có quá nhiều hắc sắc tố sẽ kìm hãm khả năng bám màu của môi. Hơn nữa, nếu bề mặt môi nhiều dầu nhờn thì mực xăm cũng khó bám dính tốt. Kết quả là mực nhanh phai, màu môi vẫn thâm xỉn như cũ
- Màu và chất lượng mực: Không như mực xăm kém chất lượng, chất mực hữu cơ có độ tương thích cao với mô tế bào môi. Theo đó khả năng bám mực cũng tốt hơn giúp môi nhanh chóng lên màu chuẩn đẹp, bền lâu
- Tay nghề kỹ thuật viên: Phun môi đòi hỏi kỹ thuật viên phải có tay nghề khéo léo, đi kim đều tay. Điều này đảm bảo lượng mực phun đủ để bám dính và phủ đều trên bề mặt môi, đồng thời giảm thiểu tối đa tình trạng đi kim quá sâu khiến môi tổn thương, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục, bám màu
- Cách chăm sóc môi: Chế độ chăm sóc là yếu tố quyết định đến kết quả phun môi. Nếu mọi người chăm sóc đúng theo hướng dẫn, môi sẽ sớm bám màu, màu môi lên chuẩn đẹp. Ngược lại, cách chăm sóc không đúng sẽ dẫn đến tình trạng môi bị viêm nhiễm, không lên màu hoặc lên màu loang lổ
Gợi ý 6 cách phun môi nhanh bám màu
Bí quyết rút ngắn thời gian môi bám màu được gói gọn trong 6 bước thực hiện. Cụ thể mọi người có thể tham khảo như sau:
Xử lý nền môi thâm kỹ
Nền môi thâm bẩm sinh cần được xử lý triệt để trước khi phun môi. Nếu không khi cấy mực vào môi sẽ dẫn đến tình trạng môi không bám màu. Theo đó, màu môi sẽ nhìn không được tự nhiên, ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Pha mực theo từng vùng môi
Trước khi pha mực, kỹ thuật viên cần quan sát rõ màu môi để điều chỉnh màu mực thích hợp. Với phần môi trên tối màu hơn môi dưới, chuyên viên cần phun mực màu đậm. Tránh phun màu quá nhạt không che giấu được sắc tố thâm sạm, xỉn màu.
Vệ sinh môi trước phun
Việc làm sạch môi trước khi phun xăm là để loại bỏ tạp chất, da chết và lớp son trang điểm. Đây cũng là bước quan trọng giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập trong quá trình đi kim cấy mực. Nhờ vậy môi mới không bị nhiễm trùng, nhanh tương thích với mực xăm và lên đúng màu mà khách hàng mong muốn.
Ủ tê đúng cách
Ở bước ủ tê, mọi người cần lưu ý đến thời gian sử dụng thuốc tê trên môi. Thời gian ủ tối đa để thuốc tê phát huy tác dụng tốt nhất là 15 phút. Tuyệt đối không giữ thuốc tê trên môi quá lâu dẫn đến bỏng nhiệt, ảnh hưởng tới khả năng bám mực sau phun.
Hạn chế lau khăn ướt khi phun xăm
Khi thao tác phun môi, chuyên viên nên hạn chế số lần sử dụng khăn ướt. Bởi việc làm ướt môi nhiều lần sẽ khiến bề mặt môi quá ẩm, da môi bị mủn khó ăn mực. Thay vào đó, hãy thấm mực thừa bằng khăn giấy hoặc bông gòn sau khi phun xong 1 lượt.
Tập trung đi kim vùng kém ăn mực
Lòng môi và môi dưới là những khu vực có diện tích lớn và khó bám mực. Vì thế khi đi kim xăm môi, chuyên viên cần tập trung vào những vùng này. Cách tốt nhất là phun mực theo thứ tự lần lượt là môi dưới, lòng môi và môi trên. Sau đó mới đi kim ở những khu vực không cần sử dụng nhiều mực xăm như viền môi và khóe miệng.
Quy trình phun xăm đúng chuẩn để môi nhanh bám màu
Quá trình phun xăm chuẩn đẹp và đảm bảo an toàn được tiến hành cụ thể như dưới đây:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn màu sắc/kỹ thuật phù hợp dựa trên tình trạng môi thực tế và khuôn dáng gương mặt
- Bước 2: Hướng dẫn khách hàng test phản ứng với thuốc tê
- Bước 3: Vệ sinh bề mặt môi sạch sẽ và ủ tê trong 15 phút
- Bước 4: Dùng dụng cụ chuyên dụng để vẽ định hình khuôn môi
- Bước 5: Tiến hành phun mực từ môi dưới vào lòng môi, sau đó đi kim vùng môi trên, viền môi và khóe mép
- Bước 6: Thoa dưỡng môi, chỉ dẫn khách hàng cách chăm sóc môi tại nhà và hẹn lịch tái khám
Cách khắc phục đôi môi kém bám màu
Sau khi thực hiên từ khoảng 1 – 2 tháng mà môi vẫn còn thâm xỉn, không lên màu thì cách khắc phục tốt nhất là dặm lại môi. Trong trường hợp phun môi nhạt màu kèm theo biến chứng sưng viêm, mưng mủ, nổi mụn nước… thì mọi người cần đến gặp ngay bác sĩ.
Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị nhiễm trùng. Sau khi môi đã hồi phục hoàn toàn, mọi người mới có thể đi hút mực, phun xăm chỉnh sửa màu môi khác.
NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP TỪ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA
Lưu ý khi phun môi để màu chuẩn như ý
Tình trạng môi kém bám màu, không lên màu chuẩn có thể được hạn chế nếu mọi người để ý đến chế độ chăm sóc sau phun môi. Cụ thể:
Việc không nên làm
- Gội đầu, rửa mặt, tắm nóng, xông hơi… trong 24 giờ đầu
- Bóc, cạy vảy, liếm môi, cắn môi, cười lớn, hôn môi… tác động mạnh đến môi
- Tô son, trang điểm khi môi chưa phục hồi hoàn toàn
- Ăn các thực phẩm kích thích hình thành sẹo và gây kích ứng như trứng, thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, đồ nếp, các loại quả và gia vị có tính nóng…
- Uống bia rượu, dùng các chất kích thích gây trì hoãn quá trình hồi phục và gây tăng sắc tố môi
Việc nên làm
- Để môi bong vảy tự nhiên
- Uống thuốc do chuyên viên chỉ định
- Dùng bông gòn và nước muối sinh lý để vệ sinh môi
- Đeo khẩu trang khi ra đường tránh để môi tiếp xúc với bụi bẩn, ánh nắng
- Mỗi ngày bổ sung 2 lít nước và các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin giúp môi nhanh phục hồi như nạc heo, củ cải, súp lơ, bơ, ớt chuông, cà chua…
- Tái khám kiểm tra đúng thời gian chuyên viên đã hẹn
Xem thêm:
Như vậy, Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc đã tiết lộ những cách phun môi nhanh bám màu. Mọi thắc mắc khác liên quan tới dịch vụ phun xăm thẩm mỹ môi vui lòng gọi trực tiếp số tổng đài 1900.1920 để nhận tư vấn chi tiết hơn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999