Nội dung chính
Nhấn mí bị nhiễm trùng là như thế nào? Dấu hiệu nhận biết
Nhấn mí bị nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Hiện tượng này thường xuất hiện vào khoảng 5 – 7 ngày đầu sau bấm mí, kèm theo các triệu chứng như:
- Mí mắt sưng to, tấy đỏ và nổi cục khiến mắt khó đóng mở
- Cảm giác đau nhức tăng dần theo thời gian
- Có máu hoặc dịch mủ chảy ra từ vết khâu
- Vết thương không liền da, viêm loét và bong tróc
- Có triệu chứng sốt, mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn
Ngay khi phát hiện những biểu hiện này mọi người cần thông báo cho bác sĩ phụ trách để có hướng giải quyết thích hợp. Tránh tự ý xử lý tại nhà hoặc chọc, hút mủ tại các phòng khám “chui” không đảm bảo an toàn dẫn đến biến chứng nặng hơn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sau bấm mí
Trường hợp nhấn mí bị nhiễm trùng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Địa chỉ thẩm mỹ
Thông thường, tất cả các cơ sở thẩm mỹ đều phải tuân theo tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn y khoa do Bộ Y Tế đưa ra. Điều này bao gồm việc đảm bảo môi trường vô khuẩn và sát trùng dụng cụ phẫu thuật thường xuyên.
Tuy nhiên, một số địa chỉ không uy tín có cơ sở vật chất nghèo nàn, không đáp ứng được những yêu cầu trên sẽ không thể tránh khỏi việc lây nhiễm vi khuẩn trong quá trình thực hiện. Từ đó dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác sau khi nhấn mí.
Tay nghề bác sĩ
Đa số những bác sĩ hoạt động tại cơ sở làm đẹp kém chất lượng thường có bằng cấp không cao và thiếu kinh nghiệm. Sự “non trẻ” này chính là nguyên nhân gây sai sót trong lúc nhấn mí, khiến mô da bị tổn thương nặng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thậm chí một số trường hợp thực hiện không đúng quy trình còn có thể làm rách mí mắt và ảnh hưởng đến thị lực.
Chất lượng chỉ sử dụng
Nhiều người với tâm lý ham rẻ rất dễ trở thành nạn nhân của các cơ sở thẩm mỹ không có giấy phép hoạt động. Vì mục đích trục lợi, những địa chỉ này thường sử dụng các loại chỉ nhân tạo kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Hậu quả là mọi người phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm vùng mí mắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả thẩm mỹ và sức khỏe.
Chế độ chăm sóc
Thực tế có không ít người chủ quan không thực hiện đúng theo chỉ dẫn chăm sóc sau nhấn mí của bác sĩ. Ví dụ như chạm tay lên vùng mắt, xối nước trực tiếp vào vết thương, ăn những thực phẩm tạo sẹo như thịt bò, rau muống, trứng…
Tất cả những hành vi này đều tác động tiêu cực đến nếp mí, làm mắt sưng tấy, nhiễm khuẩn và lâu lành hơn. Trường hợp xấu nhất là mắt bị tụ máu gây hoại tử và mù lòa vĩnh viễn.
Nhiễm trùng mí mắt có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng sau nhấn mí là biến chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm mỹ và sức khỏe của mọi người. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, nhiễm trùng mí mắt có thể để lại những hậu quả dưới đây:
- Nổi cục ở mắt và hình thành sẹo lồi
- Mí mắt 2 bên không đều nhau, thậm chí sụp hẳn xuống
- Lật mí khiến mắt bị trợn ngược hoặc đứt gãy cơ nâng mi làm sụp mí mắt
- Chỉ bị tuột ra cọ sát vào giác mạc gây viêm hoặc mù lòa vĩnh viễn
Nhấn mí mắt bị nhiễm trùng phải làm sao?
Khi phát hiện mắt bị nhiễm trùng, mọi người cần liên hệ ngay với bác sĩ phụ trách để hẹn lịch tái khám. Khi đó, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng mí mắt và chỉ định phương pháp khắc phục thích hợp như uống thuốc hoặc phẫu thuật loại bỏ chỉ.
Trong trường hợp tháo chỉ, mí mắt sẽ phải chịu thêm thương tổn nên thời gian hồi phục cũng sẽ kéo dài hơn. Theo đó, mọi người cần chú ý và xây dựng chế độ chăm sóc đặc biệt để đảm bảo không tái diễn tình trạng trên.
NHẬN TƯ VẤN 1-1 VỚI BÁC SĨ CHUYÊN KHOA
Lưu ý để hạn chế nhiễm trùng khi bấm mí
Nếu mọi người thực hiện đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ trước và sau khi nhấn mí thì sẽ hạn chế được phần nào tỷ lệ xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng. Cụ thể:
Trước khi thực hiện
- Tìm hiểu và lựa chọn những địa chỉ bấm mí uy tín được Bộ Y Tế công nhận, có bác sĩ chuyên khoa
- Thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe thực hiện nhấn mí
- Nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái nhất có thể
- Ngừng sử dụng một số loại thuốc hoặc thực phẩm có khả năng tương tác với thuốc gây tê ít nhất 1 tuần theo lời dặn của bác sĩ
Sau khi nhấn mí
- Dùng thuốc đúng theo đơn kê của bác sĩ
- Không đụng chạm vào vết thương sau nhấn mí
- Có thể chườm lạnh để giảm sưng đau, lưu ý chỉ sử dụng khăn sạch ướp lạnh hoặc túi chườm đá
- Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn betadine
- Tránh các hoạt động mạnh như chạy nhảy, bơi lội, rửa mặt… làm xô lệch đường chỉ khâu
- Không trang điểm và dùng dụng cụ nhấn mí khi vết mổ chưa lành hẳn
- Hạn chế thức khuya và sử dụng các thiết bị điện tử
- Không nằm nghiêng hoặc úp sấp đè ép lên nếp mí mới
- Kiêng những món ăn dễ tạo sẹo và kích ứng như thịt bò, trứng, rau muống, đồ nếp, hải sản, thịt gia cầm, thực phẩm cay nóng…
- Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và các thực phẩm chứa đạm lành tính và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: thịt lợn, bí đỏ, ớt chuông, các loại đậu, ngũ cốc, quả mọng…
- Không dùng các chất kích thích và đồ uống có cồn gây tác dụng phụ khi sử dụng cùng thời điểm với một số loại thuốc bác sĩ kê đơn
- Tái khám đúng lịch hẹn với bác sĩ
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân nhấn mí bị nhiễm trùng, dấu hiệu nhận biết cách khắc phục và chăm sóc sau đó. Mọi người còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ bấm mí của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc vui lòng liên hệ tới số 1900.1920 để được giải đáp chi tiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999