Mắt lé (lác) và những điều bạn cần phải biết để phòng tránh, điều trị

Đôi mắt được ví như “cửa sổ tâm hồn” là điểm nhấn ấn tượng trên khuôn mặt. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng may mắn có được đôi mắt đẹp và long lanh như ý muốn. Tình trạng mắt lé (lác, hiếng) đã khiến nhan sắc của bạn bị “tụt hạng” và gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị giác. Vậy thế nào là mắt lé và những điều bạn cần phải biết để phòng tránh, điều trị là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc.

Thế nào là mắt lé, mắt lác hay mắt hiếng?

Mắt lé hay còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như mắt lác hay mắt hiếng. Thông thường người miền bắc gọi là mắt lác, miền nam gọi là mắt lé. Mắt lé là hiện tượng hai mắt không có sự cân bằng và thiếu hợp thị. Tức là tầm nhìn của mắt không thể tập trung về 1 hướng, khi nhìn không thể nhìn thẳng mà phần nhãn cầu thường bị lệch, lé.

So với đôi mắt thông thường nhờ vào sự vận động của 4 cơ trục và hai cơ chéo bám vào nhãn cầu thì hiện tượng mắt lé xảy ra là do sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn. Theo các chuyên gia, mắt lé cũng có thể được coi là 1 bệnh lý thường xảy ra ở độ tuổi nhỏ, thậm chí có trường hợp xuất hiện ngay từ lúc mới lọt lòng.

mắc lé

Đặc điểm của mắt lé

Những người sở hữu mắt lé có những đặc điểm về mắt rất khác biệt, lộ rõ trên khuôn mặt và không tốn thời gian để nhận diện. Thông thường chỉ cần quan sát kỹ là bạn có thể nhận ra những đặc điểm cơ bản của đôi mắt lé như:

  • Mắt không thể nhìn thẳng được
  • Mắt nhìn theo các hướng khác nhau
  • Một mắt nhìn thẳng về phía trước, mắt còn lại nhìn theo 1 hướng khác như: Nhìn vào trong, nhìn ra ngoài, nhìn lên trên hoặc xuống dưới tùy vào đặc điểm lé của từng người.
  • Đôi mắt thường xuyên bị mệt mỏi, khả năng tập trung kém
  • Người mắt lé khi nhìn lâu sẽ bị mờ mắt
  • Người mắt lé khi nhìn đôi lúc sẽ thành 2 hình

Nguyên nhân dẫn đến mắt bị lé, lác mắt

Tật mắt lé, lác không phải ngẫu nhiên xuất hiện, đây có thể được coi là 1 bệnh lý được hình thành do bởi nhiều nguyên nhân như: Bị mắt lé là do bẩm sinh, di truyền, hoặc bị các tật khúc xạ, cụ thể là:

Mắt lé bẩm sinh

Mắt lé là bẩm sinh tức là ngay từ khi sinh ra em bé đã thấy xuất hiện mắt lé, hoặc hiện tượng này rõ hơn trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi. Theo chia sẻ từ giới chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến mắt bị lé, lác là do sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn. Sự không đồng đều này khiến cho nhãn cầu bị thay đổi không hợp nhất, không đồng bộ. Bởi thực tế, mắt của bạn được vận hành bởi các cơ bao gồm: 4 cơ trực và 2 cơ chéo bám xung quanh.

Vai trò của các cơ này là giúp mắt có thể nhìn, liếc theo theo điều hướng từ não bộ. Đồng thời giúp mắt thường hoạt động đồng nhất. Nhưng đối với người bị mắt lé, lác mặc dù cũng chịu sự điều hướng từ vùng trung tâm não nhưng kết quả các cơ trực và cơ chéo vì 1 lý do nào đó không thể vận động đồng nhất và khiến mắt của bạn không thể nhìn về cùng 1 hướng.

mắc lác bẩm sinh

Tật khúc xạ viễn thị hay cận thị

Các tật khúc xạ bao gồm: Cận thị, viễn thị, loạn thị… khi để lâu ngày mà không được chữa trị kịp thời thì nguy cơ bị mắc lác rất cao. Các trường hợp cận – viễn – loạn thị đều khiến mắt nhìn không rõ, nhìn mờ hoặc có lúc nhìn thấy 2 hình ảnh. Thông thường nếu bị nhẹ bạn có thể đeo kính để chữa trị, nhưng để nặng mắt có thể bị lác, lé thậm chí có thể can thiệp phẫu thuật.

Tác hại của bệnh lé mắt, lác mắt

Về cơ bản, những người sở hữu mắt lé, lác là bất bình thường. Bệnh mắt lé không chỉ gây mất thẩm mỹ mà  còn đem đến nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bạn cụ thể như:

  • Gây tác hại nghiêm trọng cho trẻ em ở giai đoạn phát triển thị giác, như khiến bé nhược thị, mất khả năng nhận thức chiều sâu, không thể phân biệt khoảng cách giữa các đồ vật, dẫn đến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.
  • Giảm thị sự quan sát: Đối với người lớn mắt lé không thể quan sát rõ khi lắp ráp, bắn sung, phi tên, hoặc dùng kính hiển vi… họ chắc chắn sẽ bị chệch tầm ngắm, mất phương hướng.
  • Làm giảm thị lực: Những em bé bị mắt lác bẩm sinh nếu không được chữa trị nhanh chóng sẽ khiến thị lực bị giảm dần, trẻ không thể định hướng các đồ vật trong không gian đa chiều.
  • Gây hoang mang tâm lý: Họ không tự tin khi đứng trước gương, người đối diện vì sợ nhìn ra điểm xấu, hoặc bị người khác chê bôi… dẫn đến tâm lý hoang mang, mặc cảm.
  • Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ: Đôi mắt lé khiến bạn vô cùng tự ti và mặc cảm, bởi nhiều người cho rằng đây là đôi mắt xấu xí, nhìn không có thiện cảm, và trông có vẻ không được bình thường.

mắt bị lé

Đối tượng có thể bị lác mắt

Trên thực tế có nhiều trường hợp có nguy cơ bị mắt lác, họ thường là những người có tật khúc xạ về mắt, hoặc những người có các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Bạn và con bạn có thể bị mắt lác nếu người thân trong gia đình đã mắc bệnh này
  • Người bị chứng cận, viễn thị ở mức độ nặng nhưng không chữa cũng có nguy cơ bị mắt lác
  • Những em bé bị mắc hội chứng bại não, hội chứng Down
  • Người lớn bị chấn thương não, tiểu tường hoặc trải qua những cơn tiền đình đột quỵ cũng thuộc nhóm có thể bị mắt lác cao.

Hiện tượng mắt lác xuất hiện khá sớm ở những năm đầu đời của bé, nhưng rất khó để đoán biết và nhận định đúng cho tới khi em bé được 3 – 6 tháng tuổi. Đối với người lớn để hạn chế khả năng mắc bệnh mắt lác cách là giảm thiểu các yếu to gây bệnh. Tức là nên không để mắc các bệnh như: Tiểu đường, tiền đình… bằng cách phòng tránh chúng.

Phân loại các loại mắt lé

Thông thường mắt lé được chia thành nhiều loại. Để nhận biết mình thuộc loại mắt lé nào bạn có thể dựa vào đặc điểm của từng loại mắt lé như sau:

Mắt lác nhẹ hay mắt lé kim

Đôi mắt lác nhẹ hay còn gọi là mắt lé kim chính là tình trạng mắt nếu nhìn chính diện sẽ không phát hiện ra bị lé, nhưng khi người mắt lé nhìn nghiêng hoặc nhìn sang bên trái, phải thì thấy biểu hiện mắt lé rất rõ ràng.

Như vậy chúng ta có thể hiểu nôm na, mắt né kim chính là loại mắt lé cấp độ nhẹ. Theo đó để khắc phục tình trạng này bạn có thể thực hiện một số phương pháp luyện tập tại nhà như: Bịt mắt và nhìn về 1 điểm, tập cho mắt quan sát những dạng đồ vật theo chuỗi, hệ thống… Bên cạn đó về chế độ ăn uống bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin A, E, hạn chế xem ti vi, điện thoại, máy tính quá lâu, không nên nhìn màn hình các thiết bị với độ sáng quá cao.

mắc lé kim

Mắt lé trong

Mắt lé trong là tình trạng mắt lệch về phía mũi, lòng đen của mắt khi nhìn sẽ hướng vào phái khóe mắt chứ không phải đuôi mắt. Hiện tượng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi không phân biệt nam nữ, già trẻ. Và bị mắt lé trong có thể 1 bên hoặc 2 bên mắt.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị lé mắt trong thường có sự bất thường về thị giác ở giai đoạn sớm của cuộc đời. Và thực tế lé mắt trong có nhiều dạng như: Lé mắt trong bẩm sinh, lé mắt trọng cảm thụ, lé mắt trong hậu quả, hoặc do sự co thắt điều tiết mắt,

Nguyên nhân bệnh sinh: Có nhiều nguyên cứu cho rằng do sự bất thường về cảm giác thị giác 2 mắt ở giai đoạn sớm, gây ra tình trạng lé trong và những biến chứng liên quan hoặc lé trong với chỉ số AC/A cao.

Mắt lé ngoài

Trái ngược với mắt lé trong, mắt lé ngoài chính là tình trạng mắt nhìn lệch ra hướng phía ngoài. Tức là phần long đen của mắt hướng ra xa phía đuôi mắt, thậm chí long đen che mất khoảng ½ và để lộ rất nhiều lòng trắng.

Hiện tượng này có thể xảy ra ở một bên mắt hoặc cả 2 bên mắt tùy theo từng người. Theo đó, nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng mắt lé ngoài sẽ gây tâm lý hoang mang cho chủ sở hữu, thậm chí ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, làm giảm thị lực của mắt.

mắc lé ngoài

Mắt lé đứng trên

Mắt lé đứng trên chính là tình trạng mắt nhìn lệch lên phía trên hướng theo hướng của mi mắt. Lúc này khoảng 2/3 lòng đen của mắt bị chếch lên trên nhiều, phần lòng trắng mắt lộ rõ khi nhìn bạn sẽ cảm thấy mắt trợn ngược toàn lòng trắng.

Cũng có trường hợp mắt lé đứng dưới, tức là lòng đen mắt chúc xuống mi mắt dưới nhìn không bình thường và cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực, cũng như tính thẩm mỹ của mắt.

Mắt bị lé một bên

Mắt lé một bên trái hoặc phải, tức là bên mắt còn lại không bị lé là mắt có cấu tạo bình thường. Khi nhìn 1 bên mắt bị lé bạn sẽ quan sát thấy rõ lòng đen mắt có thể thay đổi về hướng mũi, hướng đuôi mắt, hướng lên trên hoặc dưới mi mắt tùy từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên bị mắt lé một bên là trường hợp hiếm gặp.

mắc lác 1 bên

Mắt lé kim đẹp hay xấu?

Theo quan niệm thẩm mỹ: Nhìn chung đôi mắt lé không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ. Tuy mắt lé kim thuộc cấp độ nhẹ nhưng khi nhìn kỹ bạn vẫn có thể tìm ra nhược điểm 2 mắt nhìn lệch nhau, không đúng hướng và chắc chắn không gây được thiện cảm với người xung quanh. Hơn nữa, đôi mắt này còn khiến cho nhan sắc của bạn bị tụt hạng trầm trọng do không cân xứng với khuôn mặt.

Mắt lé kim nhân tướng học

Theo quan niệm nhân tướng mắt lé kim là mắt lé duyên là người có khả năng nhìn 2 hướng tượng trưng cho việc biết “nhìn xa trông rộng” nghĩ mọi việc thấu đáo, nên nhận được nhiều lộc trời. Tuy nhiên mắt này lại được nhận định là tướng mắt không tốt. Họ là những người:

  • Về tính cách: Họ là người nhỏ nhen, chi li, so đo tính toán hơn thiệt. Họ có tính hay lượn lẹo, không ngay thẳng, tắt mắt và nhiều âm mưu.
  • Về công danh – sự nghiệp: Vì tính cách có phần khôn ngoan nên trong công việc họ là người thủ đoạn, có nhiều âm mưu hãm hại người khác để trục lợi giúp bản thân thăng tiến nhanh.
  • Về tình duyên: Riêng về chuyện tình cảm yêu đương, họ là những người yêu ghét thù hận rõ ràng, khi yêu một ai đó thì rất chân thành, chung thủy và không thay lòng đổi dạ. Tuy nhiên đây chỉ là những nhận định khách quan chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh là đúng.

Mắt lé duyên

Mắt lé duyên chính là mắt lé kim hay cấp độ lé nhẹ, tức là 2 con ngơi mắt lệch nhau với khoảng cách không quá xa. Khi nhìn trực diện sẽ không nhận ra yếu điểm mắt lé, chỉ khi chủ nhân nhìn lên hoặc xuống mới lộ rõ nhược điểm này.

Đây cũng là 1 dạng mắt lé nhưng một phần cũng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khiến đôi mắt không cân đối, ánh nhìn kém linh hoạt. Bên cạnh đó, mắt lé nhẹ cũng làm ảnh hưởng đến thị lực mắt, gây nhược thị, gây tâm lý hoang mang cho con trẻ vì luôn bị bạn bè, chê bai, cản trở trong việc học hành.

mắc lé duyên

Cách điều trị mắt lắc hiệu quả

Thực tế mắt lé là bệnh lý không có cách phòng nhưng bạn có thể điều trị mắt nếu phát hiện sớm tại các bệnh viện mắt uy tín. Bằng nhiều cách như đeo kính, chỉnh số cho bé với trường hợp nhẹ, nếu mắt lé nặng cần tiến hành phẫu thuật ngay: Cụ thể như sau:

Mắt lác có chữa được không?

Mắt lác có chữa được không là thắc mắc của nhiều người, thực tế thì có nhiều cách làm hết mắt lác tuy nhiên điều này cũng tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể. Bạn có thể dựa vào các phương pháp chữa mắt lác hiện đại như nhờ kỹ thuật chỉnh quang, chỉnh thị, hoặc phẫu thuật mổ mắt lác để điều chỉnh nhãn cầu bằng cách xê dịch trục này với tỉ lệ phù hợp nhất.

Lưu ý: Riêng với trẻ me nếu được điều trị mắt lác càng sớm càng tốt, bởi khi độ tuổi nhỏ cơ hội trị khỏi bênh sẽ cao hơn so với người trưởng thành. Nên phẫu thuật mắt lác cho trẻ ở độ tuổi từ 3 – 4 tuổi, hoặc chậm nhất là 6 – 8 tuổi, tỉ lệ thành công sẽ đạt từ 62% – 92%.

Cách chữa mắt lé nhẹ

Thật không thể tin, nhưng nếu con bạn chỉ mới ở mức mắt lé nhẹ, bạn có thể tự chữa trị cho bé tại nhà bằng những cách sau:

Cách 1: Bịt mắt và nhìn về 1 điểm

  • Bước 1: Vẽ 1 vòng tròn trên tường và tô màu sáng
  • Bước 2: Lấy tay bị một bên mắt bé để giúp mắt còn lại hướng về phía vòng tròn
  • Bước 3: Hỏi bé để chỉnh khoảng cách giúp bé có thể nhìn rõ nhất vòng tròn
  • Bước 4: Lặp lại động tác trên trong 30 phút

lấy tay che mắt

Cách 2: Quan sát đồ vật dạng chuỗi

Bạn có thể xếp nhiều bút màu, sau đó giúp bé nhìn từng chiếc và phân biệt màu sắc của chúng theo tứ tự từ trái sang phải. Hãy kiên trì rèn bé mỗi ngày, chắc chắn sau 1 khoảng thời gian dài tật mắt lé của bé sẽ được cải thiện rõ ràng.

Cách 3: Rèn luyện tâm lý

Mẹ sẽ là người động viên con để tinh thần luôn thoải mái, kiên trì thực hiện các cách trên và giữ vững tâm lý để không bị chán nản, tự ti và bỏ cuộc sớm.

Cách 4: Phẫu thuật mổ mắt lé

Với những trường hợp mắt lé nặng thì việc phẫu thuật mổ mắt bằng phương pháp hiện đại là cách làm tốt nhất lúc này. Phù hợp với tình trạng mắt lé ngang, bác sĩ có thể phẫu thuật thêm các kỹ thuật như mở rộng góc mắt để giúp mắt bé thành mở to hơn, nhằm sẽ cho sự cân đối, tự nhiên hài hòa với khuôn mặt.

Cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh

Mắt trẻ sơ sinh bị lệch, lác thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra trình trạng và xem độ lác nặng hau nhẹ. Sau đó đưa ra các phương pháp điều trị nhằm điều chỉnh sự chênh lệch của trục nhãn cầu, đồng thời phục hồi thị lực cho mắt.

Trường hợp mắt lé nhẹ bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách kích thích thị giác của trẻ bằng việc cho các bé thường xuyên tập nhìn vào 1 điểm, sau đó cho bé nhìn rộng dần hơn.

Ví dụ: bé sơ sinh khi nằm chơi mẹ có thể buộc 1 chiếc khăn màu sáng trên đình màn để bé chỉ nhìn vào chiếc khăn, sau khoảng 10 – 15 phút mẹ tháo khăn và cho bé nhìn vào khoảng không rộng lớn hơn cho đỡ mỏi mắt.

Nếu bé chỉ bị lác 1 bên mắt, mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng che 1 bên mắt còn lại của bé để rèn cho bên mắt lác nhìn tập trung hơn. Tuy nhiên cách làm này chỉ thích hợp cho những bé từ sơ sinh đến – 7 tuổi. Từ 8 tuổi trở lên phương pháp sẽ không còn hiệu quả, lúc này bố mẹ có thế cho trẻ đeo kính và chỉnh độ của kính sao cho phù hợp nhất.

Trường hợp mắt lé đã tiến triển nặng bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé, nếu đủ điều kiện về sức khỏe, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ngay để tránh không để mắt bị “nhược thị”, loại bỏ các tật về khúc xạ mắt.

Riêng với những em bé bị mắt lác bẩm sinh thì nên phẫu thuật trong độ tuổi từ 2 – 3 tuổi. Theo đó, kỹ thuật chính mổ mắt lác là làm lùi chỗ bám cơ mắt về phía sau, rồi cắt buông cơ, rút ngăn cơ, hoặc khâu cơ ra tiến ra phía trước… đồng thời điều chỉnh lệch trục nhãn.

mổ mắt

Phẫu thuật mắt lé

Phẫu thuật hay mổ mắt lé là việc sử dụng các phương pháp hiện đại giúp khắc phục tình trạng mắt lắc, giúp mắt có thể nhìn thẳng và phục hồi thị lực an toàn, hiệu quả. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ giúp bạn điều chỉnh lại cơ vận động giúp cơ này hoạt động ở chế độ bình thường, hoặc có thể phẫu thuật lấy thủy tinh thể. Trong trường hợp cần thiết bác sĩ có thể che hoặc làm mờ mắt bình thường để cải thiện thị lực. Thông thường phẫu thuật mắt lé thường được áp dụng cho những trường hợp mắt lé trong.

Các phương pháp khác

Phẫu thuật mắt lác dù thực hiện bằng phương pháp nào cũng cần sẽ an toàn và chắc chắc phần nhãn cầu mắt không bao giờ bị lấy ra khỏi ổ mắt. Các kỹ thuật rạch mổ sẽ chỉ liên quan đến phần các cơ vận động của nhãn cầu. Do đó, mổ mắt lác ở người lớn không chỉ đơn giản là phương pháp giúp mắt nhìn thẳng mà còn phải sẽ về tính thẩm mỹ.

Phẫu thuật mắt lác ở đẳng cấp cao hơn còn giúp chủ sở hữu có được diện mạo trẻ trung với đôi mắt tinh anh, linh hoạt nhờ vào các biện pháp tạo hình mắt như: Mở rộng góc mắt, cắt mí mắt để giúp mắt mở to, với nếp mí sâu cuốn hút. Và điều quan trọng hơn là giúp bạn có được đôi mắt đẹp, có thể giao tiếp được bằng mắt với những người xung quanh. Tuy nhiên, trước khi quyết định làm đẹp bạn cần nghe tư vấn của bác sĩ để có được hiệu quả mắt đẹp như ý nhé!

Chữa mắt lé hết bao nhiêu tiền?

Phẫu thuật chữa mắt lé là một phẫu thuật khá phức tạp, chi phí cho dịch vụ này còn tùy thuộc vào tình trạng, độ lác nặng hay nhẹ của mỗi người. Đối với trẻ con, người lớn đều có mức giá khác nhau. Tuy nhiên trong các cuộc phẫu thuật mắt lác ở người lớn, nếu kết hợp chỉnh sửa toàn bộ như mở rộng góc mắt, cắt mí mắt để giúp tạo mắt 2 mí to đẹp thì mức chi phí có thể bị cộng thêm.

Tại Hệ thống thẩm mỹ Thu Cúc, sau chữa mắt lác, nếu muốn thực hiện đồng thời các dịch vụ làm đẹp khác như cắt mí, mở rộng góc mắt, chắc chắn thực hiện combo dịch vụ liền lúc sẽ có những ưu đãi lớn. Bạn hãy nhanh tay đăng ký để được làm đẹp với chi phí siêu tiết kiệm nhé!

Một số thắc mắc về mắt lé, mắt lác

Trên thực tế có không ít các thắc mắc liên quan đến tật mắt lé, mắt lác như mắt lé có chữa được không? Phẫu thuật mắt lé có nguy hiểm không… Dưới đây là một số thắc mắc cụ thể:

Lác mắt bẩm sinh có chữa được không?

Như đã phân tích ở trên, những trường hợp mắt lác bẩm sinh có thể chữa được bằng nhiều phương pháp. Nếu mắt bé chỉ bị lác nhẹ hoặc bị lác do cận thị, viễn thị… các tật về khúc xạ bố mẹ có thể cho con đi khám mắt sau đó bác sĩ đo mắt và cắt kính chỉnh độ phù hợp cho bé.

Còn nếu bé bị mắt lác mức độ nặng cần phải tiến hành ngay để tránh bé bị mất khả năng nhìn hoặc rối loạn chức năng thị giác. Tuy nhiên, sau phẫu thuật mẹ cần tích cực tập luyện mắt cho con theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp con có thể phục hồi thị giác một cách nhanh nhất.

bài tập mắt

Mổ mắt lác có nguy hiểm không?

Thông thường mổ mắt lác phải can thiệp đến phẫu thuật và sự động chạm dao kéo, hơn nữa phải cần đến những phương pháp chuyên sâu nên nhiều người băn khoăn không biết khi thực hiện dịch vụ này có nguy hiểm không?

Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng, bởi bản chất của việc mổ mắt lác chính là điều chỉnh các cơ bám trên mắt giúp đôi mắt có ánh nhìn cân đối hơn nên không gây nguy hiểm.

Sau khi phẫu thuật, thị lực của mắt vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên để sẽ an toàn trước khi thực hiện mổ mắt lác bạn nên đến các bệnh viện mắt uy tín nơi có bác sĩ giỏi, và hệ thống trang thiết bị, phương phiện hiện đại, tối tân nhất nhé!

Mổ mắt lé mất bao nhiêu thời gian?

Theo đánh giá từ giới chuyên gia y tế, mổ mắt lé là phương pháp không quá phức tạp nên thời gian thực hiện không quá lâu, thông thường một ca mổ từ 30 – 60 phút tùy từng trường hợp cụ thể.

Nếu chỉ mổ 1 bên mắt lác thì chỉ mất khoảng 30 – 40 phút, nhưng mổ cả 2 bên mắt lác thời gian có thể kéo dài lên tới 1 tiếng hoặc hơn nữa. Theo đó, thời gian nghỉ hậu phẫu, nghỉ ngơi khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên có thể mắt sẽ lành nhanh hoặc chậm hơn còn tùy thuộc vào cơ địa từng người.

Mắt lé có đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP của Bộ y Tế, Bộ Quốc Phòng những trường hợp sức khỏe mắt có thị lực mắt từ loại 6 trở xuống tức là 6/10 thì không được gọi nhập ngũ, tức là không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp bạn mí mắt lé khi đi kiểm tra mắt mức độ thị lực mắt bị ảnh hưởng dưới 6/10 là không đủ điều kiện sức khỏe theo yêu cầu của Bộ luật đề ra. Tuy nhiên, trường mắt lé đã qua mổ phẫu thuật chỉnh hình thị lực sẽ trên mức 6/10 thì sẽ được gọi đi tham gia nghĩa vụ quân sự.

nghĩa vụ quân sự

Mắt lé có nên đeo lens?

Mắt lé nhẹ có thể chữa bằng cách đeo kính, chỉnh số phù hợp. Bản chất của việc đeo lens chính là việc đeo kính áp tròng, với những trường hợp mắt không bị lác thì bạn có thể đeo lens, tuy nhiên nếu bị mắt lác thì bạn không nên đeo lens, chỉ khi nào thật cần thiết hoặc trong trường hợp bất khả kháng mới đeo.

Bởi đeo lens sẽ tác động trực tiếp vào nhãn cầu mắt, gây cọ sát tác động đến thủy tinh thể người mắc lác thị lực đã yếu nếu đeo lens nhiều lần sẽ khiến mắt bị tổn thương thậm chí mờ hơn. Bên cạnh mắt lác thì trường hợp khô mắt, mắt bị viêm nhiễm nặng, hoặc người có cảm giác ghê sợ khi đeo kính này thì cũng không nên đeo lens.

Khám mắt lác cho trẻ ở đâu?

Khám mắt lác ở đâu cho trẻ là thắc mắc của hầu hết các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi ngày nay công nghệ, khoa học, kỹ thuật, phương pháp điều trị mắt đã rất hiện đại, đo đó bạn nên đưa bé đến các bệnh viện có chuyên khoa mắt uy tín để được bác sĩ khám và điều trị.

Bạn có thể cho trẻ đến bệnh viện mắt Trung ương, khoa mắt tại bệnh viện nhi trung ương… để được khám và điều trị mắt lác. Sau khi đã điều trị xong nhược điểm mắt lác nếu muốn thẩm mỹ cho đôi mắt to đẹp hơn với các phương pháp cắt mí, mở rộng góc mắt hiện đại bạn có thể tới Bệnh viện thẩm mỹ Thu Cúc. Với 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ, Thu Cúc chính là địa điểm làm đẹp uy tín, an toàn dành cho mọi khách hàng.

Mổ mắt lác kiêng ăn gì?

Sau phẫu thuật mổ mắt lác, việc chăm sóc hậu phẫu khá quan trọng, đóng vai trò 1 phần quyết định giúp mắt hồi phục nhanh chóng hay không. Theo đó, bạn nên có chế độ ăn khoa học và nên kiêng ăn một số thức ăn không tốt cho vết thương trong thời gian đầu sau phẫu thuật như:

  • Rau muống: Gây sẹo lồi
  • Thịt bò: gây thâm da
  • Đồ nếp: Gây nóng, sưng ngứa, mưng mủ
  • Thịt gà, hải sản: Là những chất tanh gây ngứa ngáy, khó chịu
  • Chất có cồn: Bia rượu… khiến quá trình hồi phục vết thương diễn ra lâu hơn.

Bên cạnh những thực phẩm cần tránh, bạn cũng nên cung cấp đủ dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể bằng cách bổ sung thêm các dưỡng chất chứa vitamin A, C, chất đạm… Ngoài ra bạn cũng nên tuân thủ chăm sóc vết mổ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ như vệ sinh sạch sẽ, tránh nhìn điện thoại, ti vi lâu, không trang điểm mắt cho đến khi bình phục hẳn…

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 – Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *