Nắm được nguyên nhân dẫn đến biến chứng tiêm filler cằm sẽ giúp mọi người hiểu sâu hơn về thủ thuật chỉnh sửa cằm bằng filler, từ đó phòng tránh rủi ro cũng như tìm ra phương án xử lý hiệu quả hơn. Hãy cùng đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc.
Nội dung chính
Những biến chứng tiêm filler cằm
Tiêm filler cằm là thủ thuật thẩm mỹ đang ngày càng được ưa chuộng, giúp tạo dáng cằm cân đối và đẹp mắt hơn. Filler có độ an toàn cao nhưng nếu không được tiêm bởi bác sĩ có chuyên môn, không đảm bảo môi trường phòng khám và chất lượng filler thì vẫn có thể gặp các biến chứng.
Sưng tấy, bầm tím
Đây là phản ứng bình thường sau khi tiêm filler cằm, do cơ thể chưa kịp thích nghi với chất làm đầy. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm và kèm theo triệu chứng sưng đỏ, đau nhức, nóng thì cần đi gặp bác sĩ để thăm khám ngay.
Cằm bị vón cục
Cằm bị vón cục sau khi tiêm là một trong những biến chứng dễ gặp của tiêm filler cằm. Filler tập trung thành cục ở dưới da, gồ ghề. Dấu hiệu nhận biết là cằm không cân xứng, bị sưng, bầm tím, nổi mẩn đỏ, sờ vào thấy cứng.
Hoại tử
Điều đáng lo nhất của tiêm filler là bị hoại tử. Việc tiêm sai liều lượng, sai vị trí sẽ làm tắc mạch, khiến cho máu không lưu thông được gây ra tình trạng hoại tử vùng da. Biểu hiện lâm sàng sẽ là bầm tím hoặc tái nhợt, có thể xuất hiện ngay sau khi tiêm hoặc khoảng 6h sau. Để lâu hơn sẽ có tình trạng sưng tấy, đau đớn, chảy mủ ở vùng tiêm.
Áp xe do tiêm filler cằm
Tình trạng viêm nhiễm không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra áp xe, khiến cho việc điều trị mất nhiều thời gian và dễ để lại sẹo xấu trên gương mặt. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn có thể theo đường máu gây ra nhiễm trùng máu, đi vào các tĩnh mạch trong sọ, đe dọa đến tính mạng.
Nhiễm trùng
Quy trình tiêm không đảm bảo được khâu vô trùng, sử dụng filler trôi nổi hoặc tiêm nhiều lần tại một vị trí gây chấn thương vùng đó, dẫn đến việc vi khuẩn xâm nhập vào trong, gây nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây ra biến chứng tiêm filler cằm
Việc nắm được nguyên nhân gây biến chứng sau khi tiêm filler cằm sẽ giúp mọi người hiểu sâu hơn về tiêm filler, từ đó hạn chế được tối đa rủi ro.
Biến chứng tiêm filler cằm do cơ địa và cách chăm sóc tại nhà
Có nhiều người dị ứng với thành phần của filler nên dù tiêm loại chất lượng tốt vẫn xảy ra biến chứng như nổi mẩn đỏ, đau nhức, ngứa rát, sưng viêm,…. Do đó, khi đi tiêm filler cần phải được bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe kỹ càng, tránh chủ quan mà bỏ qua bước làm này.
Ngoài ra, nguyên nhân gây biến chứng có thể đến từ việc chăm sóc tại nhà không đúng cách, làm biến dạng cằm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm nhiễm.
Do tay nghề bác sĩ
Biến chứng tiêm filler thường xảy ra với những trường hợp tiêm filler ở Spa chui, không có giấy phép hoạt động, người tiêm không có chứng chỉ hành nghề. Nếu người tiêm thiếu chuyên môn, kỹ thuật tiêm không tốt, tiêm sai liều lượng, sai vị trí sẽ làm vỡ mạch máu, tắc nghẽn mạch và nặng hơn là tiêm vào mạch máu, gây ra những hệ quả nghiêm trọng.
Sử dụng filler kém chất lượng
Filler kém chất lượng được bán trôi nổi trên thị trường cùng mức giá rẻ sẽ gây nguy hiểm đến cả tính mạng. Bên cạnh đó, những loại filler không rõ nguồn gốc, chất làm đầy silicon có thể ngấm vào các mô, gây nhiễm khuẩn, viêm loét,…
Quy trình tiêm không đạt chuẩn y khoa
Tại các cơ sở thẩm mỹ không đạt tiêu chuẩn y khoa, phòng khám sơ sài không đảm bảo vô trùng sẽ dẫn đến việc vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, gây viêm nhiễm, nhiễm trùng,…
Cách xử lý khi gặp biến chứng do tiêm filler cằm
Sau khi tiêm filler, vùng cằm có thể gặp tác dụng phụ như bị sưng, bầm tím và đơ cứng nhẹ, khoảng 3 – 5 ngày sau là sẽ biến mất. Nếu cơ thể có biểu hiện đau nhức, sốt, mệt mỏi và sau nhiều ngày các dấu hiệu trên vẫn chưa thuyên giảm hoặc vùng cằm có biểu hiện sưng mủ, đau nhức, chảy dịch,… thì cần tìm gặp bác sĩ để kiểm tra.
- Với trường hợp vùng tiêm sưng nhẹ thì có thể áp dụng phương pháp chườm mát tại nhà, massage nhẹ nhàng để giảm đau sưng.
- Trường hợp viêm sưng, có biểu hiện vón cục, mưng mủ, bác sĩ chuyên môn có thể sẽ tiêm tan filler và kê thuốc kháng sinh, kháng viêm để uống kết hợp.
- Biến chứng nặng hoại tử, viêm loét, áp xe,… bác sĩ có thể sẽ phải nạo vét filler, cắt bỏ phần hoại tử để xử lý vùng da, ngăn chặn tình trạng lây lan, đưa ra phương pháp điều trị lâu dài.
Để tránh bị biến chứng tiêm filler cằm thì điều quan trọng nhất là lựa chọn kỹ địa chỉ thẩm mỹ. Chỉ thực hiện tiêm tại cơ sở uy tín có giấy phép hoạt động, bác sĩ chuyên môn có chứng chỉ hành nghề, biết rõ nguồn gốc của loại filler sẽ tiêm vào cơ thể. Ngay cả khi vùng tiêm gặp vấn đề cũng phải tìm đến bác sĩ chuyên môn thăm khám. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về dịch vụ tiêm filler, vui lòng liên hệ tới hotline 1900.1920 của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc để nghe tư vấn chi tiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999