Nội dung chính
Dị ứng mực xăm môi là gì?
Dị ứng mực xăm môi là phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể với một số thành phần trong mực phun. Đối với người cơ địa mẫn cảm, những triệu chứng dị ứng thường xảy ra ngay sau khi phun xăm. Một số trường hợp khác phản ứng này có thể mất đến vài tuần, thậm chí vài năm để xuất hiện gây khó khăn cho việc điều trị.
Dấu hiệu bị dị ứng sau xăm môi
Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng dị ứng mực xăm sau phun môi có thể kể đến là:
- Cảm giác ngứa rát, khó chịu quanh vùng môi
- Môi bị nhiễm trùng, viêm loét và mưng mủ
- Da môi nứt nẻ, bong tróc gây chảy máu
- Bề mặt môi xuất hiện các nốt đỏ, nổi mụn nước, chảy dịch…
- Người mệt mỏi, có hiện tượng buồn nôn, sốt…
Nguyên nhân môi bị dị ứng sau xăm
Trong trường hợp môi bị dị ứng mực xăm, mọi người cần xác định chính xác nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:
- Cơ địa: Đối với người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch dễ phản ứng và tạo ra các triệu chứng dị ứng khi tiếp xúc với mực xăm. Trong khi đó, những người cơ địa lành rất ít khi gặp tình trạng này
- Loại mực xăm: Mực xăm không đảm bảo chất lượng, chứa nhiều hóa chất, kim loại nặng sẽ gây kích ứng môi. Kết quả là môi bị sưng viêm, lở loét, thậm chí trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử môi
- Tay nghề chuyên viên: Dị ứng mực xăm cũng có thể xảy ra khi kỹ thuật viện có tay nghề kém và thao tác kim xăm thiếu chuẩn xác gây xâm lấn sâu, theo đó môi khó hồi phục và dễ bị viêm nhiễm
- Kỹ thuật xăm môi: Việc sử dụng kỹ thuật phun xăm lạc hậu với đầu kim to cũng khiến môi phải chịu tổn thương nặng. Đây cũng chính là thời cơ thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, dị ứng
- Dụng cụ phun xăm: Thiết bị phun xăm không được khử trùng, đặc biệt là phần đầu kim tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo vi khuẩn cực cao. Khi đó, vi khuẩn, virus sẽ theo mực phun đi vào trong cơ thể gây ra vấn đề dị ứng
- Cách chăm sóc sau xăm: Hiện tượng dị ứng cũng có thể xảy ra khi mọi người lơ là việc chăm sóc sau phun môi. Trong đó, phản ứng do ăn các thực phẩm gây kích ứng sẽ khiến nhiều người lầm tưởng là dị ứng mực xăm
Môi bị dị ứng mực xăm phải làm sao?
Việc nhận biết nguyên nhân, triệu chứng dị ứng mực xăm và khắc phục sớm hạn chế được những biến chứng không mong muốn. Tùy theo mức độ dị ứng, bác sĩ sẽ áp dụng một trong những cách khắc phục dưới đây:
Mức độ nhẹ
Trường hợp dị ứng nhẹ, vùng môi chỉ bị sưng rát, phồng rộp và có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Khi này, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc uống và kem bôi. Ngoài ra, mọi người cần chủ động chăm sóc theo cách bác sĩ hướng dẫn cho đến khi môi khỏi hẳn như sau:
- Vệ sinh môi và thoa thuốc đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần
- Chườm mát mỗi lần từ 10 – 15 phút, giúp làm dịu triệu chứng ngứa rát môi
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm kích ứng môi
- Bổ sung các thực phẩm giàu nước và vitamin giúp môi mau lành
Dị ứng nặng
Môi bị dị ứng nặng thường kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng, nổi mụn nước. Khi này, bác sĩ bắt buộc phải thực hiện hút mực phun môi. Sau đó mới có thể tiến hành điều trị ổ viêm, cuối cùng kê toa thuốc đặc trị để mọi người bôi, uống tại nhà.
Với trường hợp dị ứng nặng như vậy, thời gian để môi hồi phục hoàn toàn có thể mất đến 1 – 2 tháng. Lúc này, mọi người cần dùng thuốc đúng liều lượng được chỉ định. Đồng thời kết hợp chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ để môi nhanh lành.
NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP TỪ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA
Lưu ý để hạn chế tình trạng dị ứng mực xăm môi
Những lưu ý quan trọng dưới đây sẽ giúp mọi người tránh được tình trạng dị ứng mực xăm môi:
Trước khi xăm môi
- Lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, có đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, máy móc, công nghệ hiện đại…
- Sử dụng mực xăm Organic chất lượng có 100% chiết xuất từ thiên nhiên
- Thực hiện các bài kiểm tra phản ứng dị ứng với thuốc tê
- Thông báo với chuyên viên nếu mọi người đang mắc các bệnh về da và từng bị dị ứng với thuốc tê
Sau khi điêu khắc môi
- Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ
- Vệ sinh môi thường xuyên và giữ môi khô thoáng, sạch sẽ
- Kiêng nước trong 24 giờ đầu và hạn chế đánh răng khoảng 3 – 5 ngày
- Ngừng các hoạt động vận động mạnh, chơi thể thao dưới nước, dùng son màu, ngủ nghiêng/nằm úp sấp, hôn môi, liếm môi… khi môi chưa lành
- Bảo vệ môi khi ra ngoài bằng cách đeo khẩu trang che chắn khói bụi, tia UV
- Bổ sung nước lọc, có thể thay thế bằng sữa, nước ép rau củ quả từ 2 lít/ngày
- Thêm các thực phẩm giàu dưỡng chất, giúp môi nhanh chóng phục hồi hơn vào thực đơn như thịt heo, ngũ cốc, bơ, đậu phộng, rau ngót, rau bina…
- Không ăn những thực phẩm gây kích ứng và tạo sẹo như thịt gà, trứng gà/vịt, thịt bò, cá, cua, tôm, rau muống…
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn khiến môi lâu lành và gây tăng sắc tố môi
- Tái khám kiểm tra lại đúng lịch bác sĩ đã hẹn
Trên đây là cách nhận biết triệu chứng dị ứng mực xăm môi và phương pháp giải quyết. Mọi thắc mắc khác về dịch vụ phun môi của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc vui lòng trực tiếp tổng đài 1900.1920 để được giải đáp chi tiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999