Nội dung chính
Tầm quan trọng của việc vệ sinh mũi sau nâng
Vệ sinh mũi là một phần quan trọng của quá trình chăm sóc hậu phẫu thuật nâng mũi. Việc duy trì thói quen rửa mũi ít nhất 2 – 3 lần trong giai đoạn này có tác dụng:
- Loại bỏ máu đọng và dịch mũi tắc nghẽn giúp khơi thông đường thở
- Giảm nguy cơ kích ứng, đồng thời bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn và các tác nhân gây viêm nhiễm từ môi trường bên ngoài
- Giúp rút ngắn thời gian hồi phục mũi sau nâng
Cách vệ sinh mũi sau khi nâng chi tiết, đúng cách
Để thực hiện vệ sinh mũi, mọi người trước hết cần chuẩn bị tăm bông, bông y tế/bông gòn, nước muối sinh lý/Betadine, băng gạc sạch… Sau đó thực hiện theo từng bước như sau:
- Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng và lau khô để tránh lây nhiễm vi khuẩn sang vết thương
- Bước 2: Dùng bông gòn chấm vào dung dịch sát khuẩn Betadine và lăn nhẹ xung quanh vùng mũi
- Bước 3: Tiếp tục thấm nước muối sinh lý vào bông y tế và lau rửa vết thương. Lưu ý mũi sau nâng hết sức nhạy cảm nên khi vệ sinh cần nhẹ nhàng để tránh làm xô lệch mũi
- Bước 4: Ngửa đầu ra sau, xịt nước muối để làm sạch khoang mũi và cúi đầu để nước mang theo máu khô và bụi bẩn tự chảy ra. Lặp lại thao tác trên khoảng 2 – 3 lần cho tới khi khoang mũi sạch hẳn
- Bước 5: Thay băng mới và sử dụng thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ
Lưu ý về việc chăm sóc sau nâng mũi
Ngoài việc sát khuẩn vết thương thường xuyên thì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tốc quá trình lành mũi sau nâng. Cụ thể:
Chế độ sinh hoạt, vận động
- Luôn đeo nẹp cố định dáng mũi và không tự ý tháo bỏ khi chưa có sự cho phép của bác sĩ
- Hạn chế rửa mặt, gội đầu hoặc xối nước trực tiếp vào vết thương trong 2 – 3 ngày đầu
- Không bơi lội, chạy nhảy, tập thể dục thể thao hay thực hiện các hoạt động mạnh ảnh hưởng đến mũi
- Nghỉ ngơi đúng giờ, đồng thời khi ngủ cần nằm thẳng để tránh đè ép lên vùng mũi gây xô lệch form
- Sử dụng mũ/nón và khẩu trang rộng để che chắn vết thương khỏi ánh nắng, khói bụi khi ra đường
- Không trang điểm, sử dụng mỹ phẩm hoặc kẹp nâng mũi khi mũi chưa lành hẳn
Chế độ dinh dưỡng
- Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung một số loại nước ép hoa quả hoặc sinh tố rau củ
- Tăng cường các loại thực phẩm chứa đạm lành tính như thịt lợn, các loại đậu, yến mạch, sữa chua Hy Lạp…
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất như súp lơ, bí đỏ, bí ngòi, cà chua, cà rốt, ớt chuông, cam, táo, chanh dây…
- Bổ sung các loại hạt và quả mọng vào thực đơn như hạt chia, hạt lanh, vừng, mè đen, óc chó, dâu tây, việt quất, cherry…
- Không nên ăn các thực phẩm có tính kích ứng và dễ để lại sẹo lồi như thịt bò, trứng, hải sản, rau muống, thịt gia cầm, xôi nếp, bánh chưng…
- Tuyệt đối không sử dụng bia rượu và thực phẩm chứa chất kích thích trong thời gian dùng thuốc vì có thể tương tác và gây tác dụng phụ không mong muốn
Tái khám bác sĩ
- Theo dõi sát sao tình trạng hồi phục của vết thương và thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát sinh triệu chứng bất thường
- Tái khám kiểm tra theo lịch hẹn
Trên đây là cách vệ sinh mũi sau khi nâng đúng chuẩn giúp bảo vệ chiếc mũi mọi người khỏi những biến chứng nguy hiểm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ nâng mũi vui lòng liên hệ Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc qua 1900.1920 để được tư vấn chi tiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999