Nội dung chính
- 1 Nâng mũi bằng chỉ sinh học là gì?
- 2 Ưu và nhược điểm khi làm mũi cao bằng chỉ sinh học
- 3 Đối tượng chỉ định và chống chỉ định thực hiện
- 4 Nâng mũi bằng chỉ sinh học có an toàn và hiệu quả không?
- 5 Nâng mũi chỉ sinh học giá bao nhiêu tiền?
- 6 Quy trình nâng mũi bằng chỉ sinh học
- 7 Biểu hiện bình thường sau khi thực hiện
- 8 Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật
- 9 Lưu ý sau khi nâng mũi bằng chỉ sinh học
Nâng mũi bằng chỉ sinh học là gì?
Nâng mũi bằng chỉ sinh học là phương pháp thẩm mỹ mũi sáng tạo, sử dụng đầu kim nhỏ khéo léo đưa sợi chỉ xuống sâu dưới da. Phần chỉ sau khi được cố định chặt vào mô cơ mũi sẽ liên kết với các cơ nông ở đây.
Theo đó, chúng trở thành điểm tựa để kéo căng toàn bộ cấu trúc mũi lên cao giúp cải thiện đáng kể các khuyết điểm như sống mũi thấp, đầu mũi tròn,…
Điểm mạnh của phương pháp này là không thực hiện xâm lấn diện rộng mà ứng dụng chỉ tự kiêu giúp tối giản hóa thủ thuật phẫu thuật và giảm bớt gánh nặng cho giai đoạn hậu phẫu sau đó (không cần phẫu thuật loại bỏ chỉ hay tiêm tan).
Ưu và nhược điểm khi làm mũi cao bằng chỉ sinh học
Nâng mũi bằng chỉ sinh học gây ấn tượng với ngành thẩm mỹ bằng nhiều ưu điểm nổi trội. Tuy vậy, thủ thuật này vẫn khiến nhiều tín đồ thẩm mỹ phải cân nhắc “nhấc lên, đặt xuống”. Cụ thể:
Ưu điểm
- Thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ khoảng 30 phút
- Quá trình hồi phục hậu phẫu nhanh chóng
- Hạn chế để lại sẹo lớn, sẹo lồi, sẹo dấu
- Chi phí mềm hơn phẫu thuật nâng mũi truyền thống
- Đặc biệt phù hợp với người có dáng thấp, đầu mũi tròn
Nhược điểm
- Chỉ duy trì trong 1 thời gian ngắn do đặc tính của chỉ tự tiêu sẽ sớm tiêu biến
- Chủ yếu tác động lên phần sóng mũi nên không thể cải thiện trường hợp mũi có quá nhiều các khuyết điểm như đầu mũi ngắn, to hay cánh mũi lớn, bè rộng…
- Có thể gây kích ứng với người có cơ địa nhạy cảm
Đối tượng chỉ định và chống chỉ định thực hiện
Đối tượng chỉ định
- Người từ đủ 18 tuổi
- Người mong muốn sở hữu dáng mũi cao thon, tự nhiên
- Người muốn nâng mũi nhưng ngại động chạm dao kéo
- Người muốn khắc phục các khuyết điểm mũi như sống mũi thấp, đầu mũi tròn,…
Đối tượng chống chỉ định
- Đối với các dáng mũi khó như mũi tẹt, đầu mũi to phồng, cánh mũi lớn…
- Người bị dị ứng với các chất liệu làm chỉ sinh học
- Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc đang cho con bú
- Người mắc các bệnh mãn tính như: tiểu đường, bệnh tim, huyết áp…
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN CHÍNH XÁC TÌNH TRẠNG NGAY
Nâng mũi bằng chỉ sinh học có an toàn và hiệu quả không?
Nâng sống mũi bằng chỉ sinh học không chỉ là giải pháp tiết kiệm thời gian mà còn phù hợp với người có kinh phí giới hạn. Tuy vậy, trong trường hợp mọi người đang tìm kiếm biện pháp thẩm mỹ toàn diện, an toàn và dài lâu, phương pháp này sẽ không phù hợp.
Do đó, hãy cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu của mình và những lợi ích cũng như các mặt hạn chế của phương pháp để quyết định có hay không nên thực hiện nâng mũi bằng chỉ sinh học.
Nâng mũi chỉ sinh học giá bao nhiêu tiền?
Để thực hiện nâng mũi bằng chỉ sinh học, mọi người cần “hầu bao” khoảng từ 10 – 30 triệu đồng. Mức giá này thường được tính dựa trên yếu tố như tay nghề bác sĩ, chất lượng chỉ sinh học, công nghệ thực hiện…
Theo đó để tránh “tiền mất tật mang”, mọi người nên lựa chọn các địa chỉ thẩm mỹ uy tín, đồng thời tham khảo kỹ về hồ sơ bác sĩ, nguồn gốc xuất xứ của chỉ cấy… trước khi quyết định thực hiện phương pháp này.
Quy trình nâng mũi bằng chỉ sinh học
Để đảm bảo 3 yếu tố: an toàn, form dáng mũi và độ bền sau thẩm mỹ, quy trình nâng mũi bằng chỉ sinh học cần được thực hiện theo chuẩn 6 bước sau:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn tổng quát dựa trên cấu trúc mũi và tổng thể gương mặt để lựa chọn loại chỉ phù hợp với từng đối tượng
- Bước 2: Kiểm tra sức khỏe để đảm bảo thể trạng đủ điều kiện để tiến hành nâng sống mũi
- Bước 3: Đo vẽ và phác họa form mũi sau nâng, đồng thời xác định điểm cố định của chỉ sinh học
- Bước 4: Gây tê và khử trùng trước khi thực hiện để đảm bảo ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, thoải mái
- Bước 5: Thực hiện nâng mũi bằng chỉ sinh học nhanh chóng chỉ khoảng 30 phút
- Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ và không cần lưu trú tại bệnh viện
Biểu hiện bình thường sau khi thực hiện
Hậu phẫu thuật, nếu chiếc mũi có những biểu hiện sau thì mọi người cũng không cần quá lo lắng mà nên bình tĩnh theo dõi bởi các triệu chứng này sẽ sớm thuyên giảm sau khoảng 1 tuần sau đó.
- Đau tức vùng mũi theo từng đợt
- Sưng bầm nhẹ quanh vùng mũi
- Vùng mũi căng cứng và cảm thấy cộm ở đầu mũi
Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật
Bất kỳ phương pháp nào cũng đều tồn tại một tỷ lệ rủi ro nhất định. Xác suất này tăng cao khi những yếu tố như tay nghề bác sĩ, điều kiện phẫu thuật, chất lượng chỉ… không được đảm bảo. Khi đó, một số biến chứng hậu phẫu có thể xảy ra như:
- Dị ứng với chất liệu chỉ sinh học và xuất hiện hiện tượng đào thải
- Khoang mũi khô và dễ bị viêm xoang
- Sưng viêm, nhiễm trùng và thậm chí là hoại tử
- Sống mũi tụt thấp hoặc lệch vẹo, không cân đối
- Đầu mũi xuất hiện vết lõm bất thường
- Có thể quan sát chỉ bên dưới da
- Rỉ máu tại điểm xâm lấn
Lưu ý sau khi nâng mũi bằng chỉ sinh học
Nâng mũi bằng chỉ sinh học không thực hiện xâm lấn sâu như phương pháp đặt sụn truyền thống. Mặc dù vậy, chiếc mũi vẫn có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như sưng tấy, nhiễm trùng… nếu không được chăm sóc đúng cách.
Dưới đây là 3 vấn đề mà mọi người cần bận tâm sau khi nâng mũi:
Cách thức chăm sóc mũi
- Trường hợp cần sử dụng thuốc phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Vệ sinh thường xuyên, luôn giữ mũi sạch sẽ và khô thoáng
- Rửa mặt nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh gây tổn thương vùng mũi
- Hạn chế trang điểm, dùng mỹ phẩm, hóa chất lên mũi trong 1 tuần đầu
- Đi thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện những dấu hiệu biến chứng
Chế độ ăn uống
- Uống đủ 2 lít nước/ngày và nên bổ sung các loại nước ép, sữa tươi, sữa chua
- Tăng cường thực phẩm giàu protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể
- Nên chế biến các món ăn mềm, dễ nhai nuốt và tránh đồ có kết cấu quá dai, cứng
- Kiêng các thực phẩm có thể gây cản trở sự hồi phục của mũi hậu thẩm mỹ
Chế độ sinh hoạt
- Không gãi, sờ nắn, vặn bóp, dụi mũi
- Điều chỉnh tư thế ngủ, tránh nằm nghiêng hoặc úp sấp
- Che chắn cẩn thận khi ra đường để bảo vệ mũi khỏi bụi bẩn và nám do ánh nắng mặt trời (UV)
- Hạn chế đẹo kính quá to và nặng, đeo khẩu trang quá chật
- Kiêng các hoạt động như xông hơi, bơi lội, chạy bộ, tennis… trong vài tuần đầu
Bài viết đã cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến kỹ thuật nâng mũi bằng chỉ sinh học. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn về dịch vụ thẩm mỹ nâng mũi, vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc qua số hotline 1900.1920 để được tổng đài viên giải đáp chính xác
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999