Nâng mũi bị dị ứng sụn: 5 dấu hiệu và 4 cách phòng tránh

Nâng mũi bị dị ứng sụn là biến chứng nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng tới kết quả thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Trong bài viết hôm nay, Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc sẽ giúp mọi người nhận biết các triệu chứng, nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả đối với tình trạng này.

Dấu hiệu nâng mũi bị dị ứng sụn

Nâng mũi bị dị ứng sụn là tình trạng cơ thể không thích ứng được với chất liệu độn mũi, thường xảy ra khi sử dụng sụn nhân tạo. Mọi người có thể nhận biết vấn đề này chỉ khoảng 1 – 2 tuần sau phẫu thuật dựa vào các dấu hiệu sau: 

Đầu mũi bị bào mòn, bóng đỏ, lộ sống

Đây là biểu hiện rõ ràng và rất nghiêm trọng của hiện tượng dị ứng sụn sau nâng mũi. Ở cấp độ nặng, da đầu mũi bị thủng làm sụn nâng bị lòi hẳn ra ngoài, gây đau nhức hay thậm chí hoại tử mũi nếu không nhanh chóng chữa trị.

Mũi lộ bóng đỏ

Đau nhức, nhiễm trùng và ngứa ngáy

Sụn không hợp với cơ thể khiến vết thương khó lành lại, theo đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập tạo thành các ổ viêm gây mưng mủ. Kèm theo đó là một số triệu chứng như phù nề, mẩn ngứa, sốt, kiệt sức, cảm giác khó chịu và buồn nôn.

Mũi bị vẹo, nghiêng

Dáng mũi biến dạng thường do bác sĩ đặt sụn sai vị trí. Bên cạnh đó, kích ứng sụn độn cũng gây ra tình trạng sụn không bám dính tốt với các mô, dẫn đến cấu trúc mũi lỏng lẻo, không được cố định và sống mũi bị lệch.

Sưng tấy, bầm tím kéo dài

Mũi bị sưng, tụ máu quanh quầng mắt là những biểu hiện bình thường sau phẫu thuật do phần mô mềm bị tổn thương. Tuy nhiên, cơn đau sưng dai dẳng không dứt và vết bầm tím lan rộng có thể là hậu quả của nâng mũi bị dị ứng sụn.

mũi nhiễm trùng

Mũi có mùi hôi, tụ dịch

Mũi xuất hiện mùi lạ, vết thương chảy mủ hoặc thường xuyên chảy nước mũi, cảm giác ứ dịch ở khoang mũi và cổ họng kéo dài đều là dấu hiệu cho thấy sụn không tương thích với mũi. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiễm trùng. 

Nguyên nhân khiến nâng mũi bị dị ứng sụn

Những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng dị ứng sụn sau nâng mũi bao gồm cơ địa mỗi người, chất liệu độn, trình độ của bác sĩ và cách chăm sóc mũi, trong đó:

  • Cơ địa: Người sở hữu cơ địa dữ, da nhạy cảm có nguy cơ cao bị kích ứng khi đặt sụn nâng mũi nhân tạo cao hơn bình thường
  • Tay nghề bác sĩ: Kỹ thuật bác sĩ kém, thao tác phẫu thuật gây xâm lấn sâu, cắt gọt hoặc đặt sụn không chính xác cũng là lý do sụn không phù hợp
  • Chăm sóc hậu phẫu: Chủ quan khi vệ sinh mũi, không dùng thuốc theo chỉ định, dùng tay chà xát mũi,… tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây kích ứng
  • Chất lượng sụn: Các loại sụn kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn về chất liệu, độ mềm dẻo và độ bền dễ kích thích phản ứng đào thải của cơ thể

Chất liệu sụn

Cách khắc phục khi bị dị ứng chất liệu nâng mũi

Biện pháp khắc phục an toàn và hiệu quả nhất đối với trường hợp nâng mũi bị dị ứng sụn chính là phẫu thuật tháo sụn mũi. Tùy vào tình trạng mũi mà bác sĩ sẽ có những hướng điều trị khác nhau, cụ thể:

  • Trường hợp dị ứng sụn nhẹ: Bác sĩ kê đơn một số loại thuốc kháng sinh dùng trong 1 – 2 tuần, tháo bỏ sụn cũ và thay thế bằng sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo cao cấp, an toàn hơn để duy trì dáng mũi đẹp
  • Trường hợp dị ứng nặng, lâu ngày: Bác sĩ sẽ chỉ định tháo sụn ngay để ngăn ngừa vấn đề dị ứng trở nặng. Sau đó, mọi người cần điều trị dứt điểm các ổ viêm, nhiễm trùng trước khi tiến hành nâng mũi lần 2

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN ĐÚNG TÌNH TRẠNG

Lưu ý để hạn chế dị ứng sụn nâng mũi

Nhằm phòng tránh biến chứng nâng mũi bị dị ứng sụn, người có ý định nâng mũi hoặc đã phẫu thuật làm mũi cao cần chú ý những điều sau:  

Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín

Chỉ những địa chỉ làm đẹp uy tín, được Bộ Y tế chứng nhận mới đáp ứng yêu cầu về quy trình thăm khám và phẫu thuật, trình độ chuyên môn bác sĩ, công nghệ thẩm mỹ cũng như chất lượng sụn nâng mũi. Ngoài ra, mọi người sẽ luôn được hỗ trợ kịp thời trong trường hợp nâng mũi bị hỏng

lựa chọn địa điểm uy tín

Lựa chọn bác sĩ tay nghề cao

Bác sĩ giỏi đảm bảo được kỹ thuật bóc tách và khâu đóng vết thương chuẩn xác, hạn chế tối đa xâm lấn gây tổn thương phần mô mềm của mũi. Hơn nữa, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chỉnh hình mũi và chất liệu độn phù hợp với mỗi khách hàng, tránh tình trạng nâng mũi bị dị ứng sụn.

Lựa chọn sụn nâng mũi phù hợp

Trước khi thực hiện phẫu thuật, mọi người nên tham khảo ý kiến của chuyên gia thẩm mỹ để lựa chọn chất liệu độn an toàn với bản thân. Hãy nêu rõ tình trạng bệnh lý, đặc biệt là các vấn đề về da liễu và tiền sử dị ứng (nếu có) trong quá trình thăm khám giúp bác sĩ đưa ra lời khuyên chính xác nhất. 

Chế độ chăm sóc hậu phẫu

Dưới đây là một số lưu ý nhỏ khi chăm sóc mũi tại nhà giúp mọi người giảm bớt nguy cơ bị dị ứng sụn, đồng thời rút ngắn thời gian hồi phục

  • Sử dụng kháng sinh, chống viêm, thuốc mỡ, kem chống sẹo,… theo chỉ định
  • Vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn
  • Tránh các hoạt động thể chất hoặc va chạm mạnh vùng mũi
  • Không để nước, mồ hôi, mỹ phẩm và chất tẩy rửa dính vào vết thương
  • Khi ra ngoài cần che chắn cẩn thận để bảo vệ mũi khỏi tia UV, bụi bẩn
  • Bổ sung nước và dưỡng chất bao gồm protein, vitamin, khoáng chất,…
  • Kiêng rau muống, thịt bò, thịt gà, hải sản, trứng, đồ nếp, chất kích thích,…
  • Tái khám theo lịch hẹn hoặc ngay khi có dấu hiệu nâng mũi bị dị ứng sụn

tái khám theo lịch với bác sĩ

Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về vấn đề nâng mũi bị dị ứng sụn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào chưa rõ hoặc có nhu cầu đặt lịch trải nghiệm các dịch vụ thẩm mỹ mũi tại Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc, mọi người vui lòng liên hệ tổng đài 1900.1920 để được tư vấn chi tiết trong thời gian sớm nhất. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *