Nha đam (còn gọi là lô hội, long thủ, cây dứa Tàu) đã được con người biết đến và sử dụng từ rất lâu. Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính mát có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người. Vậy cây nha đam chữa bệnh gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tác dụng chữa bệnh của nha đam
Thanh nhiệt: Nha đam là liều thuốc tự nhiên để giải độc cho cơ thể. Nếu bạn thường xuyên phải làm việc căng thẳng, bận rộn và sử dụng nhiều đồ ăn nhanh bạn nên bổ sung nước hoặc chè nha đam đậu xanh vào thực đơn hàng tuần của mình. Nha đam nấu chung với đậu xanh sẽ là món chè giải nhiệt hoàn hảo, giúp thải độc tố trong cơ thể, đồng thời làm mát và dịu da.
Tăng cường sức đề kháng: Uống nước nha đam thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì mức cân nặng khỏe mạnh, đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Nha đam không hề làm bạn béo lên mà lại giúp bạn duy trì nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Nha đam giúp chăm sóc da hiệu quả
Chăm sóc da: Chất nhầy trong gel của nha đam có khả năng thấm ướt, tạo độ ẩm cho da, giúp da dễ đàn hồi và giảm các nếp nhăn. Gel của chúng còn có tác dụng kích thích sự tổng hợp các collagen và sợi elastin, giúp ngăn chặn sự hủy hoại của da khi bị lão hóa. Trong quá trình chăm sóc da, chất gel này có tác dụng se lỗ chân lông, giảm mụn một cách hiệu quả. Trong dân gian, nha đam là phương thuốc làm lành da tự nhiên rất hữu hiệu. Khi thoa một lớp gel lên da, các vết thương do bị bỏng, phồng rộp, côn trùng cắn và mẩn ngứa sẽ nhanh chóng được hồi phục.
Chống mỏi mắt: Nếu mắt của bạn mỏi, có quầng thâm, mi mắt nặng, hãy sử dụng nha đam để chữa trị. Dịch trong lá của nha đam có tác dụng làm mắt dịu mát, dễ chịu. Sau một thời gian, vùng thâm quanh mắt sẽ giảm hẳn.
Tác dụng kháng khuẩn: Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh gel nha đam có tính sát khuẩn và gây tê. Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu. Làm êm dịu vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích.
Gel nha đam có tác dụng kháng khuẩn rất tốt
Trị viêm loét dạ dày: Uống gel tươi của lá nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng canh gel tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày (không được quá 400mg gel tươi/ngày).
Trị bệnh ngoài da: Dịch nha đam tươi có tác dụng làm săn da, làm nhỏ lỗ chân lông. Bôi gel tươi hàng ngày lên mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn da, ngừa mụn.
Hỗ trợ tiêu hóa: Dùng nha đam nấu với đậu xanh làm chè giải nhiệt sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng từ các món ăn.
Cách dùng nha đam chữa bệnh
Đối với đôi môi nứt nẻ: Bạn có thể dùng gel nha đam bôi lên môi giúp dưỡng môi rất tốt.
Trị mụn: Nha đam có khả năng tiêu diệt mụn và các tế bào chết, thu hẹp các lỗ chân lông, cho bạn một làn da săn chắc. Dùng gel nha đam bôi vào nốt mụn sẽ khiến nốt mụn không phát triển.
Khắc phục chứng khô mắt: Nha đam có tác dụng ngăn ngừa chứng khô mắt, do tiếp xúc nhiều giờ với ánh nắng mặt trời và tiếp xúc với máy tính cường độ lớn. Bạn lấy phần cùi của cây nha đam đắp lên mắt trong vòng vài phút.
Nha đam được dùng rất nhiều trong việc chữa bệnh và làm đẹp
Trị chứng “nguyệt san” bất thường: Bạn sử dụng nước nha đam, thêm một chút đường để tạo thành nước siro, uống nước này khoảng 1 tuần trước kỳ kinh nguyệt để cải thiện chứng “bất thường”.
Đối với các vết bỏng: Đối với các vết bỏng nhẹ ở cấp1, 2. Bạn lấy nhựa cây nha đam, thoa vào vết bỏng để tránh sưng phồng và tấy đỏ.
Bệnh xơ gan cổ chướng: Lấy một nắm cây nha đam gọt bỏ phần có gai hai bên lá, một chút mật ong nguyên chất. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều, lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn), mỗi lần uống chừng 20 ml. Bạn uống liên tục nhiều tháng bệnh sẽ thuyên giảm khả quan.
Lưu ý khi sử dụng nha đam
– Không nên đắp mặt nạ nha đam thường xuyên, tốt nhất chỉ nên đắp 2-3 lần/tuần.
– Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Một vài báo cáo cho thấy, nha đam có thể liên quan với sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.
– Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc: Một vài nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường và đang điều trị thuốc mà muốn dùng nha đam, hãy theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ hơn để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết quá mức, có biểu hiện nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, run,… nếu nặng hơn có thể gây giảm khả năng tập trung, lú lẫn, hôn mê.
Nha đam rất tốt tuy nhiên bạn cần lưu ý khi sử dụng
– Người mắc bệnh trĩ: Khi dùng nha đam, đặc biệt là có lẫn nhựa cây sẽ gây kích thích đại tràng, có thể làm bệnh nặng hơn.
– Người có bệnh lý thận: Không nên dùng liều cao hoặc kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.
– Phẫu thuật: Do tác dụng làm giảm đường huyết nên nha đam sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng nha đam ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.
– Người đang dùng thuốc Digoxin chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp… chú ý vì nha đam nhuận tràng, gây tiêu chảy và làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tăng tác dụng phụ của thuốc.
– Người cao tuổi hay người thường bị đầy bụng, ăn không tiêu, đi cầu phân sống, tiêu chảy: Theo Đông y, những chứng trên gọi là bệnh lý tỳ vị hư hàn, không nên dùng nha đam.
Trên đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo để biết cây nha đam chữa bệnh gì, từ đó áp dụng và thực hiện đúng cách, an toàn cho sức khỏe và làn da.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 – Hotline: 0964 080 999