Bệnh chàm không những khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, đau rát mà lâu dần cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của bé. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chàm là gì? Cách chữa trị như thế nào?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chàm
Theo một nghiên cứu cho thấy, có đến 15-20% trẻ sơ sinh có làn da khô. Tình trạng da khô có thể dễ dàng nhận thấy bằng cách áp da của bé lên má bạn, nếu bạn thấy ráp và da bé có các vết mụn đỏ li ti , đó là dấu hiệu của bệnh chàm da.
Trẻ sơ sinh bị chàm do di truyền và cơ địa của mỗi bé
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chàm chủ yếu do 2 yếu tố là di truyền và cơ địa của mỗi bé.
Với nguyên nhân di truyền, nếu gia đình bé có người bị chàm thì rất có thể bé sẽ thừa hưởng “gen” này và thường được gọi là thể tạng. Điều này lý giải vì sao bệnh chàm da còn được gọi là viêm da thể tạng hay chàm thể tạng. Những trường hợp như thế này thường rất dễ kèm theo các bệnh lý khác như dị ứng thức ăn, hen suyễn,… Do vậy phải chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm đúng cách và sớm nhất.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm kịp thời để tránh những nguy hiểm về sức khoẻ cho bé
Với nguyên nhân do cơ địa, trẻ sơ sinh có làn da khô, cấu trúc da quá khít, nghèo lipid làm da dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài, dẫn đến tình trạng da bị viêm nhiễm và hình thành nên các vết chàm trên da. Bên cạnh đó, khi da bị tổn thương, với sự tác động của các yếu tố bên ngoài như: bụi bẩn, thời tiết hanh khô, dị ứng,… sẽ khiến tình trạng chàm càng trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn.
Cách điều trị chàm ở trẻ sơ sinh
Khi đã xác định được nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chàm bạn sẽ có cách điều trị thích hợp nhất. Tuy nhiên, do việc điều trị chàm da cho trẻ sơ sinh khó hơn rất nhiều, đòi hỏi sự cẩn thận, chính xác cao nên cách tốt nhất là bạn hãy mang con đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.
Tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám để điều trị
Trong quá trình điều trị chàm cho trẻ sơ sinh, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất là tuân thủ các yêu cầu chữa trị của bác sĩ.
Thứ hai, việc vệ sinh, tắm rửa cho bé phải rất cẩn thận. Bạn phải cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh tình trạng bé cào xước lên da. Khi tắm cho bé, bạn không nên tắm quá lâu, nước không được quá nóng, phải sử dụng các sản phẩm tắm rửa an toàn, không có các chất kích thích. Đồng thời, sau khi tắm xong bạn nên bôi loại kem dưỡng ẩm thích hợp cho da bé.
Thứ ba, trong phòng bé, bạn phải thực hiện quét dọn thường xuyên, sạch sẽ, tránh bụi bẩn cũng như lông thú khiến cho tình trạng chàm càng trở nên nặng hơn. Đặc biệt, bạn hãy sẽ phòng của bé lúc nào cũng đạt độ ẩm thích hợp, không quá khô hoặc quá ẩm ướt.
Thứ tư, hãy sử dụng các loại vải, quần áo có chất liệu 100% cotton, tránh dùng len hay các vật liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp lên da bé. Đây là việc làm nhiều bậc cha mẹ không chú ý đến, khiến tình trạng chàm ở trẻ sơ sinh nặng hơn.
Bạn cần thực hiện chăm sóc trẻ bị chàm đúng cách để bệnh khỏi
Thứ năm, bạn nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể, chỉ đa dạng thức ăn cho bé từ 6 tháng trở đi, đặc biệt nên hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và 1 vài loại cá.
Hy vọng với những thông tin trên, các bậc phụ huynh sẽ có nhận thức đúng đắn nhất về nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chàm, từ đó có những cách điều trị thích hợp.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 – Hotline: 0964 080 999
➤ Dịch vụ này chỉ áp dụng thực hiện tại Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc tại 218 Điện Biên Phủ - Q3 - TP Hồ Chí Minh và 1B Yết Kiêu – Hoàn Kiếm - Hà Nội.
**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người