Bệnh nấm đầu móng tay nguyên nhân và cách điều trị

Nấm đầu móng tay hay đầu móng chân là bệnh thường gặp vào mùa hè. Căn bệnh này khá phổ biến và có khả năng lây lan rất nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc bệnh.

Nguyên nhân gây nấm đầu móng tay

Nguyên nhân dẫn tới bị nấm móng chân, móng tay là do một chủng nấm sợi có tên là Trichophyton gây ra. Chủng nấm này bao gồm 2 nhóm chính là: nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida). Những người thường xuyên tiếp xúc với vùng nước kém vệ sinh, vị trí làm việc ẩm thấp nhiều côn trùng nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Người mắc bệnh nấm đầu móng tay thường rất đau đớn

Người mắc bệnh nấm đầu móng tay thường rất đau đớn

Triệu trứng: Khi bị nhiễm nấm móng người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại vùng này. Đặc biệt, tại các đầu móng xuất hiện nốt đốm trắng hoặc vàng, bề mặt móng bị xù xì và phủ một lớp mịn như cám. Đầu móng lúc này rất mềm mủn và gãy. Vì bệnh có tính lây truyền nhanh nên ban đầu chỉ thấy xuất hiện ở 1 – 2 ngón, sau đó lây lan ra các ngón khác. Lúc này bạn sẽ cảm thấy đau nhức vì móng bị sưng đỏ và có mủ.

Cơ chế gây bệnh

Các vi khuẩn, nấm gây bệnh sau khi lọt vào cơ thể qua những vết thương trên da hoặc kẽ tay sẽ sinh sôi và phát triển. Chúng tiêu diệt các tế bào trên da và làm bề mặt da chuyển màu. Nếu không được chữa trị kịp thời các vi khuẩn này sẽ thâm nhập sâu hơn và dần dần ăn mòn móng. Đối với những người bị viêm da, viêm phế quả, tiểu đường khi mắc bệnh, bệnh sẽ phát triển nhanh tới mức chóng mặt.

Cách chữa trị nấm đầu móng tay

Có nhiều cách để điều trị nấm móng tay. Người bệnh có thể áp dụng với một trong số cách sau:

Đối với người mới chớm bị nấm móng tay 

Với những trường hợp nấm móng nhẹ có thể dùng thuốc bôi tại chỗ

Với những trường hợp nấm móng nhẹ có thể dùng thuốc bôi tại chỗ

Những trường hợp nhiễm nấm móng tay nhẹ có thể dùng sơn móng tay kháng nấm. Ciclopirox (Penlac) là một loại sơn có công dụng như thuốc được bôi lên vùng móng bệnh và vùng da xung quanh ngày 1 lần. Sau 7 ngày bạn có thể dùng cồn để rửa và bôi lớp mới. Để trị khỏi bệnh bạn nên dùng thuốc trong vòng 1 năm.

Đối với trường hợp bị nấm móng thông thường

Trường hợp này bạn nên dùng thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống tác dụng toàn thân. Thuốc bôi tại chỗ: kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Exoderil, terbinafin… Bôi mỗi ngày 2-3 lần, ban đêm nên dùng băng nhựa băng bịt giữ thuốc qua đêm.

Thuốc uống: Bạn có thể sử dụng thuốc  Itraconazol để điều trị nấm móng tay. Đây là thuốc kháng nấm tốt nhất, thuốc sẽ thấm vào bản móng, đi vào tổ chức da giúp lớp sừng được phục hồi dần. Trường hợp trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người viêm gan B chống chỉ định với thuốc này.

Trường hợp nấm móng tay nghiêm trọng

Điều trị nấm móng bằng laser cũng là một trong những phương pháp cho hiệu quả cao

Điều trị nấm móng bằng laser cũng là một trong những phương pháp cho hiệu quả cao

Nếu móng tay bị nhiễm trùng nặng hoặc rất đau đớn, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ các móng tay. Móng tay mới thường sẽ phát triển tại chỗ của nó, mặc dù nó sẽ từ từ và có thể mất đến một năm để phát triển trở lại . Đôi khi phẫu thuật sử dụng kết hợp với ciclopirox để xử lý nền móng.

Ngoài ra còn có thể điều trị nấm móng tay với một laser hoặc điều trị quang động, trong đó ánh sáng cường độ cao được sử dụng, để xạ móng tay sau khi nó được xử lý bằng axit, cũng có thể thành công. Tuy nhiên, điều trị mới này có thể không có ở khắp mọi nơi.

Cách phòng ngừa nấm móng tay tái phát

Để không bị mắc bệnh nấm móng tay, móng chân, mọi người nên thay đổi môi trường làm việc, bảo vệ móng tay bằng cách đeo gang tay. Hạn chế tiếp xúc với nước rửa tay, xà bông, nước rửa chén… các nước tẩy.

Hạn chế hoạt động ở những nơi công cộng, không dùng chung quần áo với người khác. Khi thấy có các biểu hiện bị bệnh trở lại, cần tìm đến ngay bác sỹ ngay.

Để biết thêm thông tin về điều trị bệnh nấm móng tay, bạn đọc vui lòng liên hệ Thẩm mỹ thu cúc tổng đài 1900 55 88 96 để được tư vấn cụ thể!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 – Hotline: 0964 080 999

➤ Dịch vụ này chỉ áp dụng thực hiện tại Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc tại 218 Điện Biên Phủ - Q3 - TP Hồ Chí Minh và 1B Yết Kiêu – Hoàn Kiếm - Hà Nội.

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

Đăng ký tư vấn bác sĩ

Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật tuyệt đối

Tư vấn 24/7 hotline: 1900 1920

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *