Trước trào lưu nâng mũi bằng filler, nhiều người thắc mắc rằng, tiêm filler mũi có tự tan được không? Trong bài viết dưới đây, Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc sẽ đưa ra lời giải đáp cùng nhiều thông tin bổ ích khác về tiêm filler mũi để mọi người tham khảo.
Nội dung chính
Tiêm filler mũi là gì?
Tiêm filler mũi là đưa chất làm đầy – thường có thành phần chủ yếu là axit hyaluronic vào mũi, giúp thay đổi dáng mũi, khiến mũi trở nên cao ráo và thanh thoát hơn. Tiêm filler mũi có ưu điểm lớn là ít xâm lấn, không cần can thiệp dao kéo nhưng lại cho kết quả nhanh chóng, quy trình thực hiện chỉ trong khoảng 30 phút.
Bên cạnh đó, chi phí và quá trình chăm sóc mũi sau khi tiêm filler cũng thấp và đơn giản hơn nhiều so với phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian từ 6 – 18 tháng, tùy thuộc vào loại filler, cơ địa, cách chăm sóc của mỗi người. Nếu muốn tiếp tục duy trì thì cần tiêm lại.
Tiêm filler mũi có tự tan được không?
Thành phần chính của filler là axit hyaluronic, chất này cũng được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể người, tồn tại nhiều ở vùng da, môi, mắt,… Cho nên khả năng tích hợp với da sau khi tiêm lên đến 99%. Về bản chất, filler an toàn và được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA chứng nhận. Khi tiêm filler vào mũi, chất này sẽ lắng xuống vị trí tiêm và tạo thành hình dáng mong muốn. Nhưng sau một thời gian, thường kéo dài từ 6 – 18 tháng thì filler sẽ tự tan vào cơ thể một cách tự nhiên, mũi sẽ quay trở về hình dáng ban đầu.
Trong đó, yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của tiêm filler mũi chủ yếu bao gồm loại filler và cơ địa, cụ thể.
Loại filler sử dụng
Trên thị trường đang có nhiều loại filler, mỗi loại sẽ có ưu điểm và tuổi thọ khác nhau, filler có công dụng lâu dài thì giá thành cũng sẽ cao hơn. Ví dụ, loại filler Juvederm Voluma cho thời gian trung bình khoảng 12 tháng, Juvederm Vollure XC duy trì trong khoảng 18 tháng, nhưng cũng có những loại chỉ duy trì trong khoảng thời gian ngắn hơn, từ 6 – 10 tháng như Restylane.
Bên cạnh đó, còn có những loại filler bán vĩnh viễn như polymethylmethacrylate, axit poly-L-Lactic,… hoặc filler vĩnh viễn như silicon. Dù có tuổi thọ cao hơn nhưng không được các chuyên gia khuyên dùng vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
Cơ địa của mỗi người
Tuổi thọ của filler cũng còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của người tiêm. Nếu thể chất tốt, tình trạng da và khả năng thích ứng với filler cao thì sẽ duy trì được lâu hơn. Dù cùng dùng 1 loại filler nhưng có thể sẽ cho thời gian tồn tại trên mỗi cơ thể là khác nhau.
Nguyên nhân khiến tiêm filler mũi không tan
Bình thường thì tiêm filler nói chung và tiêm filler mũi nói riêng sẽ đều tự tan trong khoảng thời gian dưới 18 tháng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp filler không tan trong một thời gian dài, trên 2 năm là bất bình thường, nguyên nhân có thể là do các lý do sau đây.
Sử dụng filler không chứa thành phần axit hyaluronic
Filler được dùng phổ biến hiện nay có thành phần chủ yếu là axit hyaluronic, chất này sẽ tan tự nhiên vào cơ thể. Nhưng với loại filler bán vĩnh viễn hoặc vĩnh viễn thì thời gian tan sẽ lâu hơn 3 năm, thậm chí là không tan và gây ra những hệ quả đáng quan ngại.
Filler trôi nổi, chất lượng kém
Sử dụng filler kém chất lượng, được quảng cáo với giá rẻ, bán trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, pha trộn nhiều loại thành phần khác tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại, biến chứng nặng nề. Chúng sẽ không tan được, làm tắc mạch, hoại tử, mù lòa, nguy hiểm hơn là gây đột quỵ, tử vong.
Chuyên viên tay nghề kém
Kỹ thuật viên không có chuyên môn, dẫn đến việc tiêm sai vị trí, tiêm sai liều lượng cũng đều có thể là nguyên nhân khiến filler không tan hết theo “hạn sử dụng” thông thường. Bên cạnh đó cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể như nhiễm trùng, hoại tử, chèn ép mạch máu, biến dạng mặt,…
Tiêm filler mũi không tan thì phải làm sao?
Trong trường hợp filler không tan theo “đúng thời hạn” và có những biểu hiện bất thường đi kèm như sưng tấy, nhiễm trùng, da tím tái, đau nhức,… thì sẽ cần phải đến gặp bác sĩ chuyên môn để kiểm tra ngay. Khi tiêm filler không tan thì sẽ được xử lý như sau.
Tiêm tan filler
Với trường hợp gặp biến chứng sưng viêm, vón cục thì cần phải tiêm tan filler để xử lý. Song, tiêm tan filler chỉ áp dụng được với trường hợp xác định được nguồn gốc của loại filler tiêm vào mũi có chứa thành phần axit hyaluronic hoặc filler tạm thời. Với những filler trôi nổi không rõ thành phần, silicon thì tiêm tan filler không có tác dụng, các bác sĩ chuyên môn sẽ phải áp dụng biện pháp nạo vét filler và đưa ra phác đồ điều trị khác.
Nạo vét filler
Với những trường hợp tiêm filler không tan hoàn toàn hoặc không tan, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, biến chứng nguy hiểm như hoại tử, nhiễm trùng,… thì cần phải can thiệp bằng biện pháp nạo vét filler. Các bác sĩ chuyên môn sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ hết filler trong cơ thể, sau đó kê đơn thuốc và hướng dẫn điều trị.
Bài viết trên không chỉ giải đáp thắc mắc tiêm filler mũi có tự tan được không, mà còn mang đến những thông tin hữu ích khác để mọi người tham khảo. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến dịch vụ tiêm filler, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Hotline: 1900.1920 của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc để nghe các chuyên viên tư vấn chi tiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999