Tiêm chất làm đầy má giúp sở hữu khuôn mặt tròn đầy nhanh chóng. Tuy nhiên, biến chứng tiêm filler má lại khiến nhiều người cảm thấy e ngại khi quyết định lựa chọn phương pháp này. Hãy cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Những biến chứng tiêm filler má thường gặp
Dù được đánh giá là biện pháp thẩm mỹ an toàn. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo các điều kiện về y tế, sau tiêm chất làm đầy má sẽ dễ gặp phải các biến chứng sau:
Sưng nhức, bầm tím
Tình trạng vùng da sau tiêm bị đỏ, sưng đau khó chịu. Những vết bầm tím xuất hiện tại vị trí tiêm. Đây có thể coi là biến chứng nhẹ, thường xuất hiện sau khi tiêm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và có những dấu hiệu nặng nề hơn có thể dẫn đến viêm nhiễm, hoại tử trên da.
Nổi mụn, mẩn đỏ, u hạt
Cơ thể chưa thích ứng với chất lạ xâm nhập nên sẽ xảy ra tình trạng nổi mụn, mẩn đỏ như phát ban và u hạt. Tuy nhiên, u hạt thường rất ít xuất hiện và là biến chứng hiếm gặp. Nếu tình trạng mụn đỏ kéo dài hoặc u hạt xuất hiện sau tiêm 3-4 tuần thì đó là dấu hiệu của biến chứng và cần kịp thời điều trị.
Filler má bị vón cục
Bề mặt vùng má mới tiêm xuất hiện các cục nhỏ, nổi lộm cộm có thể nhìn hoặc sờ thấy. Biến chứng này làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nguy hiểm đến cả sức khỏe. Thông thường, tình trạng này xuất hiện là do chất lượng Filler không đảm bảo, thành phần không phải là H.A nên không thích ứng được với cơ thể.
Tràn dịch, tắc mạch
Nguyên nhân của tình trạng tràn dịch, tắc mạch là do kỹ thuật tiêm của bác sĩ kém, không xác định được chính xác vị trí tiêm, tiêm vào mạch máu hoặc tiêm quá liều chèn vào mạch máu. Từ đây sẽ làm cản trở quá trình lưu thông máu, khiến vùng má sưng đau, xuất huyết hoặc loét ra, và dễ gây ra tình trạng giảm thị lực.
Nhiễm trùng và hoại tử
Khi quy trình tiêm không đảm bảo, vùng má bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập và dễ gây ra nhiễm trùng huyết nguy hiểm. Vùng tiêm sẽ xuất hiện các triệu chứng sưng đau, điểm tiêm tụ máu, nhiễm trùng; đổi màu hoặc biến dạng; các ổ áp xe chứa dịch mủ…
Hình thành sẹo xấu
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sử dụng filler không đảm bảo hoặc quá trình tiêm không vô khuẩn. Từ đây phát sinh tình trạng nhiễm trùng, nếu không được xử lý tốt sẽ dễ để lại sẹo lớn, xấu ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Nguy hiểm hơn có thể gây ra nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
Nguyên nhân tiêm filler má bị biến chứng
Nếu thực hiện đúng các tiêu chuẩn về y tế, tỷ lệ xảy ra biến chứng là rất nhỏ. Đa phần, biến chứng đến từ những nguyên nhân sau:
- Cơ địa: cơ địa dữ sẽ có những phản ứng mạnh mẽ với các chất lạ vào cơ thể gây nên tình trạng kích ứng, dị ứng như mụn, u hạt, sưng và ngứa và dễ hình thành sẹo xấu trên da
- Tay nghề người thực hiện: Bác sĩ tay nghề kém thường không xác định đúng hàm lượng chất làm đầy cần dùng, tiêm sai vị trí hoặc kỹ thuật tiêm áp dụng không chuẩn cho mỗi vị trí dẫn đến tình trạng sưng nhức, filler bị tràn, nghẽn tắc mạch,…
- Quy trình tiêm filler: Không đảm bảo chuẩn y khoa, dụng cụ không được khử trùng, không có phòng vô trùng dễ dàng khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, hoại tử
- Chất lượng và liều lượng filler: Sử dụng filler không được Bộ y tế cấp phép, nguồn gốc không rõ ràng, không được kiểm định an toàn dẫn đến sau tiêm xảy ra các tác dụng phụ như sưng đau, kích ứng tại chỗ, nhiễm khuẩn, viêm nhiễm dẫn đến hoại tử
- Cách chăm sóc sau tiêm: Không kiêng cữ, ăn uống và vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến vùng da tiêm filler bị hoại tử, biến dạng. không vệ sinh vết thương đúng cách và ăn những thực phẩm có khả năng gây sẹo
Cách khắc phục biến chứng tiêm filler má
Khi nhận thấy các biến chứng, mọi người cần bình tĩnh đưa ra các nhận định để xử lý kịp thời. Bao gồm:
Trường hợp biến chứng sớm, nhẹ
Mọi người có thể xử lý bằng các biện pháp chườm lạnh trong 1-2 ngày đầu và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm sưng, kháng viêm. Kết hợp vệ sinh vùng má sạch sẽ với nước muối sinh lý và nước cất. Sau 24h nếu tình trạng da không khá hơn, cần đến thăm khám bác sĩ để xử lý.
Trường hợp biến chứng muộn
Trong trường hợp này, mọi người phải đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và tìm phương án điều trị kịp thời. Cụ thể: bác sĩ sẽ thực hiện tiêm tan filler má hoặc phẫu thuật nạo vét filler nếu cần thiết để loại bỏ hoàn toàn chất làm đầy và dịch mủ tránh để lại hậu quả thẩm mỹ về sau.
Lưu ý để đảm bảo an toàn khi tiêm filler má
Để quá trình làm đẹp được diễn ra an toàn và hiệu quả, mọi người cần lưu ý một số những điều sau:
- Lựa chọn filler chất lượng, chính hãng, có thương hiệu, được kiểm định và cấp phép lưu hành để sử dụng
- Cơ sở làm đẹp uy tín, địa chỉ thẩm mỹ có máy móc, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giảm thiểu được các biến chứng sau tiêm
- Chăm sóc da kỹ càng, sau tiêm đảm bảo vệ sinh sạch sẽ; không massage, xông hơi hay tác động lực lên vùng má. Đồng thời, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng với các thực phẩm tốt cho làn da, uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày,…
Địa chỉ tiêm chất làm đầy má an toàn, chất lượng
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành thẩm mỹ làm đẹp, BVTM Thu Cúc tự tin sẽ mang tới sự hài lòng tuyệt đối với khách hàng qua các tiêu chí:
- Bệnh viện được Bộ Y tế cấp phép
- Filler được phép lưu hành và kiểm định bởi FDA
- Luôn tìm tòi, học hỏi và áp dụng những kỹ thuật mới nhất
- Cơ sở vật chất hiện đại, đạt chuẩn quốc tế
- Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm
- Đội ngũ chăm sóc khách hàng nhiệt tình, chu đáo
- Nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi
Trên đây là những cảnh báo về biến chứng tiêm filler má và biện pháp xử lý mà Bệnh viện thẩm mỹ Thu Cúc muốn chia sẻ đến mọi người. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1900.1920 để được tư vấn chuẩn xác nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999