Tiêm filler bị áp xe: Nguyên nhân và cách xử lý

Tiêm filler bị áp xe nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm hay không? là vấn đề rất nhiều người quan tâm khi thực hiện tiêm chất làm đầy. Vậy hãy cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc đi tìm câu trả lời trong bài viết này.

Tiêm Filler bị áp xe là gì? Dấu hiệu nhận biết

Áp xe là một biến chứng sau tiêm filler do vi khuẩn xâm nhập vào mô da gây ra. Đây là một một ổ viêm nhiễm cư trú dưới vùng da chứa chất làm đầy thành một khối mềm gây đau đớn, khó chịu cho người tiêm.

Dễ dàng nhận biết được tình trạng áp xe qua các dấu hiệu sau:

  • Hình thành một khối mềm dưới da
  • Xuất hiện ổ mụn nhọt
  • Vùng da sau tiêm nóng, sưng đỏ
  • Cảm giác đau đớn và phồng nề
  • Sốt kéo dài, mệt mỏi

Tiêm Filler bị áp xe

Nguyên nhân gây áp xe sau khi tiêm Filler

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến biến chứng áp xe sau tiêm chất làm đầy phổ biến nhất là:

  • Quy trình thực hiện không đảm bảo:Cơ sở vật chất không vô trùng, dụng cụ không sát khuẩn đầy đủ và không thực hiện vệ sinh chuẩn trước tiêm,…là điều kiện để vi khuẩn phát triển dẫn đến hiện tượng viêm,nhiễm trùng
  • Sản phẩm Filler kém chất lượng: Chất làm đầy không an toàn chứa nhiều tạp chất khó tan dưới da và tạo thành các ổ áp xe
  • Người thực hiện không có chuyên môn: Tiêm filler tại các cơ sở không uy tín, người tiêm tay nghề kém dẫn đến việc không xác định chính xác vị trí tiêm và kỹ thuật tiêm khiến da sưng phồng, lên mủ và áp xe

Tiêm Filler bị áp xe có nguy hiểm không?

Áp xe là một biến chứng muộn sau tiêm tuy ít gặp nhưng vô cùng nguy hiểm. Trong trường hợp không xử lý kịp thời  có thể khiến ổ viêm lan rộng gây nhiễm trùng huyết  ảnh hưởng đến cả tính mạng con người. Vì vậy, mọi người cần phải thường xuyên theo dõi sau tiêm. Nếu gặp tình trạng áp xe sau tiêm cần phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Đối tượng dễ bị áp xe sau khi tiêm Filler

Tình trạng áp xe sau tiêm sẽ thường gặp phải ở các trường hợp sau đây:

  • Người sức đề kháng kém, gầy còm hoặc béo phì
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích
  • Người mắc các bệnh như đái tháo đường, ung thư, đại tràng,…
  • Người bị các bệnh về máu như bạch cầu, hồng cầu hình liềm,…
  • Người gặp các bệnh lý về da như chàm, bỏng

Đối tượng dễ bị áp xe sau khi tiêm Filler

Cách xử lý khi tiêm Filler bị áp xe

Thông thường, đối với trường hợp bị áp xe sau tiêm filler không thể tự ý điều trị tại nhà. Mọi người cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và có lộ trình điều trị phù hợp

  • Với các vùng áp xe nhỏ dưới 1cm thì có thể điều trị bằng cách bôi thuốc kháng sinh. Sau một thời gian ổ áp xe sẽ tự khô mủ và lành
  • Trường hợp các ổ áp xe dưới mô da, bác sĩ sẽ chỉ định rạch để đưa hết mủ ra ngoài đồng thời sử dụng kết hợp với thuốc giảm đau  được chỉ định
  • Đối với các ổ áp xe sâu thì cần kết hợp thủ thuật dẫn lưu, rạch ổ áp xe cùng thuốc kháng sinh. Cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ để loại bỏ hoàn toàn mủ và ổ viêm. Vết thương sẽ lành và dần phục hồi sau 10- 14 ngày

Chế độ chăm sóc an toàn sau khi tiêm Filler

Chăm sóc sau tiêm đóng vai trò quan trọng quyết định đến kết quả thẩm mỹ. VÌ vậy, hãy xây dựng một chế độ đảm bảo:

  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Kiêng nước 24h sau tiêm filler. Sau đó vệ sinh nhẹ nhàng với nước muối sinh lý và nước cất 
  • Không sử dụng sữa rửa mặt, kem dưỡng có thành phần hóa học và hương liệu
  • Hạn chế trang điểm và các liệu trình da liễu khác khi mới tiêm chất làm đầy
  • Không sờ nắn, tỳ đè hoặc tác động lực mạnh lên vùng tiêm
  • Kiêng các thực phẩm dễ gây kích ứng, hình thành sẹo như thịt gà, thịt bò, hải sản, đồ nếp, rau muống,…Thêm vào thực đơn các món ăn chứa nhiều vitamin và khoáng chất đảm bảo dinh dưỡng
  • Hạn chế đồ uống chứa cồn, chất kích thích. Bổ sung ít nhất 2- 2.5 lít nước mỗi ngày 
  • Hạn chế thể dục và vận động mạnh 
  • Tái khám đúng lịch hẹn

chăm sóc sau khi tiêm filler

Với những chia sẻ trên về tiêm filler bị áp xe, Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc hi vọng mọi người đã có biện pháp để hạn chế biến chứng này. Mọi thắc mắc về các dịch vụ thẩm mỹ, vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.1920 để được giải đáp nhanh nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *