Nội dung chính
Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử
Hoại tử sau tiêm filler rất nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không phát hiện, điều trị kịp thời. Chính vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử là vô cùng cần thiết, các dấu hiệu cụ thể như:
Cảm giác đau đớn, sưng nhức
Sưng đau là biểu hiện bình thường sau tiêm filler. Tuy nhiên, nếu sau khoảng 2 – 3 ngày, tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giản mà thậm chí còn chuyển biến nặng hơn gây đau đớn dai dẳng thì đó chính là báo hiệu cho việc tiêm filler thất bại và da đang có nguy cơ hoại tử. Cụ thể:
- Mũi: Các dấu hiệu của hoại tử mô như mụn, sưng, thâm tím và ngày càng nghiêm trọng hơn
- Mắt: Bầm tím, sưng phù, chảy dịch kéo dài mãi không giảm. Đặc biệt có những trường hợp đau mắt và thị lực giảm đi rất nhiều
- Môi: Đau rát, sưng đỏ, thâm đen
Vị trí tiêm tụ máu, nhiễm trùng
Các mạch máu tại vị trí tiêm bị vỡ và hình thành tụ máu bầm. Nếu sau nhiều ngày hiện tượng này không hết và trở nên nghiêm trọng hơn thì nguy cơ cao vùng tiêm đã bị nhiễm trùng. Dấu hiệu da bị hoại tử đã được thể hiện rất rõ và ở tình trạng khá nghiêm trọng. Các mô tế bào bị viêm nhiễm dần hoại tử dẫn đến các hiện tượng:
- Môi: Xuất hiện những dịch nhờn màu vàng, mụn mủ trắng
- Mũi: Bị chảy dịch nhầy, chất làm đầy bị tràn xuống cánh mũi
Làn da đổi màu, mất màu
Ngoài những dấu hiệu trên, tình trạng vùng da tiêm filler bị đổi màu, chuyển màu cũng thường xảy ra. Trong nhiều trường hợp, da đổi màu tại, nhợt nhạt hoặc mất màu do phần mô da bị chết hoặc hoại tử, mạch máu bị ảnh hưởng do lượng máu lưu thông giảm.
Nghiêm trọng hơn, vùng da sẽ xuất hiện hồng ban dạng lưới, xuất huyết và không đều màu sau một khoảng thời gian tiêm, mọi người cần phải đến ngay bác sĩ để kiểm tra.
Vùng tiêm lồi lõm biến dạng
Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết và thường thấy nhất ở những người bị hoại tử da sau tiêm filler. Vị trí tiêm sẽ bị lồi lõm bất thường và mất cân bằng. Mọi người có thể nhìn thấy các bộ phận tiêm bị lệch, không đều nhau:
- Mũi: Sưng phồng lên và kém thẩm mỹ, sống mũi bị to và thô hơn bình thường đồng thời có dấu hiệu chảy dịch nhờn xuống cánh mũi
- Cằm: Dẹt, phẳng, không cân đối thậm chí còn bị tách rời, không có sự kết nối
- Má: Vùng má chảy xệ, rãnh cười lộ sâu, filler vón cục và khiến má hóp vào
Nguyên nhân gây hoại tử sau tiêm filler
Việc da bị hoại tử sau tiêm filler có thể kể đến do:
- Filler kém chất lượng: Các loại chất làm đầy không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được kiểm định, chứa các tạp chất dễ khiến bị hoại tử vùng tiêm
- Tiêm filler quá liều: Hậu quả là filler bị tràn ra các vùng lân cận khiên da bị căng, sưng và gây tắc mạch máu khiến vị trí tiêm bị đau nhức, nhiễm trùng
- Trình độ bác sĩ kém: Việc không xác định được vị trí tiêm chuẩn, liều lượng tiêm chính xác sẽ làm tăng nguy cơ tiêm hỏng, phá vỡ cấu trúc của da và tăng nguy cơ bị biến chứng hoại tự
- Dụng cụ y tế không vô trùng: Nếu dụng cụ không được sát khuẩn, khử trùng thì trong quá trình tiêm vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ra biến chứng không mong muốn
- Chăm sóc không đúng cách: Không kiêng cữ, ăn uống và vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến vùng da tiêm filler bị hoại tử, biến dạng
Biện pháp xử lý khi tiêm filler bị hoại tử
Nếu mọi người thấy da xuất hiện các dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử, hãy đến ngay cơ sở thẩm mỹ uy tín hoặc bệnh viện da liễu để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất khi tiêm filler, tuyệt đối không để các dấu hiệu này kéo dài mà cần xử lý ngay sau khi phát hiện. Lưu ý không được tự ý sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm bôi ngoài khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 1 – 1 VỚI BÁC SĨ
Lưu ý để tránh tình trạng hoại tử do tiêm filler
Để tránh những biến chứng chứng không mong muốn khi tiêm filler, mọi người nên lưu ý những điều sau đây:
Chuẩn bị trước khi tiêm
- Lựa chọn cơ sở uy tín, bệnh viện thẩm mỹ lớn được cấp phép và có công nghệ hiện đại để làm dịch vụ
- Hãy tham khảo và lựa chọn các bác sĩ đầu ngành có kinh nghiệm và chuyên môn trong việc tiêm filler
- Mọi người cần nắm được thông tin và chất lượng của loại Filler sẽ tiêm: nguồn gốc, hạn sử dụng và phải được cấp phép sử dụng bởi Bộ Y tế
- Thông báo rõ tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý của bản thân và các loại thuốc nếu đang sử dụng cho bác sĩ
Chăm sóc da sau tiêm filler
- Vệ sinh vùng da tiêm filler sạch sẽ và nhẹ nhàng, rửa sạch bằng nước muối sinh lý
- Bôi thuốc và dưỡng phục hồi theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Sau khi tiêm, không nên xông hơi, massage hay tác động mạnh lên vùng da chứa chất đầy
- Tránh sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và hạn chế vận động mạnh
- Nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn
Trên đây là những dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử và biện pháp xử lý mà Bệnh viện thẩm mỹ Thu Cúc muốn chia sẻ đến mọi người. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ hotline 1900.1920 để được tư vấn chuẩn xác nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999