Nội dung chính
Biến chứng nâng cung mày thường gặp
Sau khi treo cung mày, một số trường hợp có khả năng gặp những biến chứng ngoài ý muốn. Tùy theo cơ địa, các triệu chứng sẽ xuất hiện từ nhẹ đến nặng như:
- Sưng tấy: Đây là biểu hiện bình thường của cơ thể, nhưng nếu kéo dài lâu ngày thì có thể là dấu hiệu xuất huyết dưới da hoặc nhiễm trùng
- Đau rát: Nếu thao tác xâm lấn quá sâu, vùng chân mày sẽ bị tổn thương nặng và dẫn đến hiện tượng đau nhức dữ dội lâu ngày không khỏi
- Xuất huyết: Chảy máu với lượng lớn khiến cơ thể mất máu nhiều có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ gây nguy hiểm tới tính mạng
- Nhiễm trùng: Biến chứng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở, gây mưng mủ, sưng đau và viêm nhiễm
- Biến dạng chân mày: Phần cơ nâng đỡ cung mày bị tổn thương, mất khả năng chống đỡ dẫn tới tình trạng cung mày bên thấp bên cao. Nếu nghiêm trọng có thể khiến chân mày sụp xuống hoàn toàn và khó khôi phục
- Hình thành u sẹo: U cục, polyp, sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo lõm… không những làm ảnh hưởng kết quả thẩm mỹ mà còn gây ngứa ngáy, khó chịu
- Tê liệt dây thần kinh: Trường hợp nhiễm trùng nặng có thể gây hoại tử lan rộng, “ăn sâu” vào dây thần kinh khiến vùng chân mày bị mất cảm giác
Các biến chứng sau nâng cung chân mày nếu không được nhanh chóng khắc phục sẽ để lại những hậu quả nặng nề. Vì vậy, mọi người nên đến gặp ngay bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
Nguyên nhân gây ra tình trạng hỏng cung mày
Mọi người cần nắm rõ nguyên nhân khiến nâng cung mày bị hỏng để chủ động phòng tránh những biến chứng nguy hại tới sức khỏe. Những yếu tố phổ biến gây ra tình trạng này gồm:
- Tay nghề bác sĩ: Trình độ chuyên môn yếu kém của bác sĩ là lý do chính khiến quá trình phẫu thuật treo chân mày thất bại. Khi đó, cung mày không những bị biến dạng mà còn để lại nhiều hệ lụy nguy hại đến sức khỏe
- Kỹ thuật thực hiện: Với những kỹ thuật cũ, xâm lấn sâu chắc chắn phần mô mềm vùng chân mày sẽ chịu tổn thương nặng. Do đó vết thương cũng sẽ sưng bầm, lâu lành và dễ gặp biến chứng hơn
- Công nghệ, thiết bị lạc hậu: Ở nhiều cơ sở “chui” sử dụng thiết bị, công nghệ cũ không được sát trùng thường xuyên làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và lây nhiễm chéo vi khuẩn
- Tác động từ bên ngoài: Va chạm từ bên ngoài cũng là nguyên nhân khiến chân mày biến dạng nghiêm trọng. Nhiều trường hợp va đập mạnh khiến vùng chân mày hoàn toàn sụp xuống không còn khả năng hồi phục như cũ
- Quá trình chăm sóc: Quá trình phục hồi càng lâu thì khả năng cung mày bị lệch và biến chứng càng cao. Theo đó, việc không tuân thủ chỉ dẫn chăm sóc hậu phẫu, chế độ kiêng khem, lơ là việc vệ sinh… đều kéo dài thời gian này
Cách khắc phục tình trạng treo cung mày bị hỏng
Cung mày sau treo bị hỏng có thể khắc phục được nếu mọi người sớm phát hiện và đến gặp bác sĩ kịp thời. Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra thực tế, bác sĩ sẽ tư vấn và đề xuất những phương pháp xử lý phù hợp. Cụ thể:
Tình trạng cung mày | Cách khắc phục |
Vùng chân mày có biểu hiện sưng tấy và nhiễm trùng nhẹ | Bác sĩ kê đơn thuốc và hướng dẫn chăm sóc tại nhà |
Chân mày bị biến dạng và viêm nhiễm nặng | Tháo chỉ và tiêm thuốc kháng sinh điều trị ổ viêm. Sau đó tiến hành nâng chỉnh cung mày lần 2 |
Lông mày bị sụp xuống thấp hơn | Rút chỉ, phẫu thuật loại bỏ da, mỡ thừa và luồn chỉ cố định cung mày cao hơn |
Lông mày bị xếch cao | Gỡ chỉ, cấy da và luồn chỉ tạo hình lại dáng mày |
ĐẶT LỊCH THĂM KHÁM VỚI BÁC SĨ CHUYÊN KHOA
Lưu ý khi nâng cung mày để hạn chế biến chứng
Tuân thủ đúng những lưu ý trước và sau khi treo cung chân mày sẽ giúp mọi người bảo vệ được sức khỏe và nhận về kết quả chỉnh sửa như mong muốn:
Trước khi thực hiện
- Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, có đầy đủ tiện nghi, phòng mổ vô khuẩn và trang thiết bị được sát khuẩn thường xuyên
- Tìm hiểu thông tin lý lịch bác sĩ tại cơ sở thực hiện, đảm bảo bác sĩ phải có tay nghề và trình độ chuyên môn cao
- Kiểm tra sức khỏe để sàng lọc những trường hợp mắc bệnh lý có thể gây nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật
- Ngừng uống thuốc giảm cân/thực phẩm chức năng và các chất kích thích theo yêu cầu của bác sĩ
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để giữ tinh thần cùng trạng thái sức khỏe tốt nhất có thể
Sau khi treo cung chân mày
- Tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ
- Vệ sinh vết thương đều đặn 2 – 3 lần/ngày với dung dịch muối loãng. Lưu ý không chà miết mạnh làm bục chỉ thẩm mỹ
- Chườm mát để giảm tình trạng sưng viêm, nhưng cần chú ý không để nước đá chảy vào vết thương
- Không bơi lội, xối nước rửa mặt, xông hơi, tắm nóng… khiến nước chảy vào miệng vết khâu gây đau rát và nhiễm trùng
- Không chạy nhảy, cúi đầu đột ngột, xoa bóp, sờ nắn, nằm nghiêng/úp sấp khi ngủ… làm vết thương tuột chỉ, vùng chân mày bị biến dạng
- Tránh trang điểm và dùng mỹ phẩm dưỡng da cho đến khi cung mày lành hẳn
- Che chắn bảo vệ vết thương cẩn thận, không để tiếp xúc trực tiếp với khói bụi và ánh nắng khi ra ngoài
- Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, đồng thời bổ sung thêm các thực phẩm lành tính như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, thịt lợn, sữa tươi, đậu phụ…
- Kiêng ăn các thực phẩm kích thích tạo sẹo và gây dị ứng như thịt bò, trứng, thịt gia cầm, hải sản, rau muống, đồ nếp, nước ngọt, thức ăn nhanh…
- Không dùng các chất kích thích và đồ uống có cồn có khả năng tương tác với thuốc bác sĩ chỉ định gây tác dụng phụ ngoài ý muốn
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn
Trên đây là thông tin tổng hợp về các biến chứng nâng cung mày thường gặp và những cách khắc phục tương ứng với từng tình trạng biến chứng. Mọi câu hỏi liên quan đến dịch vụ thẩm mỹ chân mày của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc vui lòng gọi tới số 1900.1920 để được giải đáp chi tiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thammythucuc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/
Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999